Danh sách Blog của Tôi

Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

Người Việt thành đạt ở NASA

 Người Việt thành đạt ở NASA

Hãy học tập và làm việc như họ; những vấn đề khác, cứ từ từ ...

1/Tên của một người Việt được trang trọng tôn vinh ở Phòng trưng bày Trung tâm không gian NASA, Houston, Texas : Giáo sư - tiến sĩ toán học Nguyễn Xuân Vinh, người vạch đường bay cho chương trình Apollo bằng công cụ toán học.
    • Ông Nguyễn Xuân Vinh là người Việt Nam đầu tiên và cũng là người đầu tiên ở Đại học Colorado được cấp bằng tiến sĩ khoa học không gian vào năm 1962 với công trình quỹ đạo tối ưu cho phi thuyền trong chương trình Apollo lên mặt trăng và ứng dụng Thu hồi các phi thuyền con thoi trở về trái đất. 
    • Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh là một trong số 14 nhân vật Hoa Kỳ gốc Á châu được in hình và tiểu sử vào tập tài liệu giáo dục ở các trường Tiểu và Trung học trên đất USA.
    • Từ năm 1998, Hội Khuyến Học ở thành phố St Louis,Missouri đặt giải thưởng "Giải Truyền Thống Nguyễn Xuân Vinh" trao tặng cho một  học sinh tốt nghiệp thật xuất sắc bậc Trung Học có tinh thần phục vụ cộng đồng và biết giữ gìn truyền thống cao đẹp của người Việt.
    • Ông là tác giả một số sách giáo khoa trước năm 1975:



2/TRỊNH HỮU CHÂU :
Ở Ames Research Center của NASA ở Moffett Field, bang California đã có hơn 100 chuyên gia Việt. Tiến sĩ vật lý thiên văn Eugene H. Trinh (Trịnh Hữu Châu) làm việc ở NASA-JPL.
  • Trịnh Hữu Châu - Eugene Trinh sinh ngày 14 tháng 9 năm 1950 tại Sài Gòn và lớn lên ở Paris, Pháp từ năm 2 tuổi.Ông là con trai út trong gia đình kỹ sư Trịnh Ngọc Sang. Từ năm 1968, ông sang định cư tại Mỹ.
  • Ông tốt nghiệp Đại học Columbia năm 1972, rồi sau đó nhận học bổng và hoàn thành luận án thạc sĩ vật lý và triết học trong hai năm 1974 và 1975. Năm 1977,ông tiếp tục nhận bằng tiến sĩ vật lý ứng dụng ở Đại học Yale.
  • Năm 1979,ông được nhận vào làm việc tại NASA tại phòng thí nghiệm về sức đẩy phản lực. Hiện tại,ông đang làm giám đốc bộ phận khoa học tự nhiên tại trụ sở của NASA ở Washington, D.C.
  • Ông là người Mỹ gốc Việt đầu tiên bay vào vũ trụ vào ngày 25 tháng 6 năm 1992 trên tàu con thoi Columbia 12 số hiệu STS-50;bay lên trạm không gian Skylab trong chuyến bay dài 13 ngày - dài nhất trong toàn bộ chương trình tàu con thoi - 13 ngày 19 giờ 30 phút.
  • Trong một buổi thuyết trình, khi được hỏi là ông đã nhìn thấy gì khi ở trên quỹ đạo.Trịnh Hữu Châu đã trả lời rằng:
 "Đó là Việt Nam! Tôi đã nhìn thấy quê hương tôi. Nó mới hiền hòa làm sao!"

Eugene H. Trinh

3/NGUYỄN THÀNH TIẾN:
Cùng làm việc ở NASA-JPL, tiến sĩ Nguyễn Thành Tiến đã được NASA trao huy chương ngoại hạng vì những đóng góp quan trọng trong chương trình Galileo đưa phi thuyền thám hiểm sao Mộc.

4/NGUYỄN MẠNH TIẾN:
Trong hội đồng tư vấn quốc tế về hệ thống dữ liệu không gian của NASA-JPL có tên tiến sĩNguyễn Mạnh Tiến. Jonathan Lee (Điền Lê) ở Marshall Space Flight Center, bang Alabama. Đó chỉ là vài dấu ấn Việt ở NASA của thế hệ người Việt sinh ra trong thập niên 1950 - thế hệ thứ hai sau thế hệ Nguyễn Xuân Vinh.

5/Jonathan Lee (Điền Lê), sinh năm 1959, nhà vật lý bán dẫn và kỹ sư vật liệu kết cấu. Làm việc cho NASA từ 1989, là người phát minh ra hợp kim nhôm - silion cho NASA, là vật liệu có độ chịu lực cao nhưng lại rất nhẹ và giá thành thấp.

6/Diệp và Hữu Trịnh, hai vợ chồng cùng quê Bạc Liêu. Diệp sinh 1963, hiện là kỹ sư chất liệu kết cấu còn Hữu là kỹ sư hàng không cùng làm việc tại NASA Marshall Space Flight Center. Diệp tham gia nhiều dự án, trong đó có cả dự án phân tích hóa học và bề mặt của gương kính viễn vọng dùng tia X. Còn Hữu chuyên về công nghệ an toàn cho phi thuyền.

7/Bruce Vu (Thanh Vũ), tiến sĩ ngành kỹ sư hàng không Đại học Mississippi. Chính thức làm việc cho NASA Marshall Center từ 1988, anh chuyên chế tạo các hệ thống giả lập trên máy tính để nghiên cứu động học chất lỏng - những chuyển động của khí và chất lỏng có thể tác động đến các phương tiện lưu giữ, lắp ráp và phóng phi thuyền con thoi. Hiện đang làm việc ở NASA Kennedy Space Center ở Florida nghiên cứu cách ứng dụng công nghệ nano để chế tạo những máy tính có kích thước nhỏ như tế bào.

8/BÙI TRÍ TRỌNG:
Thế hệ sinh trong thập niên 1960 trở về sau chiếm đa số trong cộng đồng chuyên gia Việt ở NASA. Tiến sĩ Bùi Trí Trọng hiện đang làm việc ở trung tâm nghiên cứu Dryden Flight Research Center ở Edwards, bang California, chuyên nghiên cứu và thử nghiệm các loại tên lửa.
  • Bùi Trí Trọng, sinh 1965 tại Sài Gòn. Tiến sĩ hàng không và không gian Đại học Stanford, làm việc cho Glenn Research Center của NASA từ 1997 với công việc khởi đầu là kỹ sư hàng không, hiện đang làm việc ở Dryden Flight Research Center, chuyên nghiên cứu và thử nghiệm các loại tên lửa.

  • Nhà khoa học Bùi Trí Trọng, người Mỹ gốc Việt, chuyên gia về động cơ hỏa tiễn tự động của NASA.
  • Thanh thiếu niên Việt Nam khi có cơ hội về học vấn thì theo đuổi thành công bất kỳ một bước nào của tuổi thanh xuân, đó là câu chuyện của Tiến sĩ Bùi Trí Trọng của cơ quan NASA.
  • Thuở nhỏ anh Trọng thường phóng xe đạp đua chen với bạn giả làm phi công lái máy bay chiến đấu. Sang Mỹ, anh đã thực hiện mộng ước không hoàn toàn giống như ngày tuổi nhỏ, nhưng vô cùng đam mê và thích thú : động cơ hỏa tiễn tự động của NASA
9/NGUYỄN QUANG VIỆT:
Tiến sĩ Nguyễn Quang Việt làm việc cho Glenn Research Center ở Cleveland, bang Ohio thiết kế và kiểm tra các thiết bị chẩn đoán cho các buồng đốt hydrô cao áp của động cơ tên lửa. 

10/Tiến sĩ Peter Ve Tran (Trần Vệ) hiện là giám đốc chương trình áp suất phi thuyền (Pressure Vessel Program) của Stennis Space Center ở Bay St. Louis, bang Missouri...

11/ĐINH BÁ TIẾN:
    Năm 2004, Đinh Bá Tiến lúc đó chỉ mới 25 tuổi đang theo chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ về tin học tại Đại học Huddersfield ở Anh, đã chiến thắng hàng trăm ứng viên khác trên toàn cầu và được tuyển dụng vào chương trình nghiên cứu trí thông minh nhân tạo của NASA để chế tạo các phần mềm điều khiển robot, phi thuyền tự hành.

  • Trước khi sang Anh, Đinh Bá Tiến là giảng viên của Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM. Dấu ấn Việt ở NASA từ nay bắt đầu có nguồn chất xám Việt được đào tạo ngay trên nước Việt.




Người Việt ở Pháp

  • Trong cộng đồng người Việt tại Pháp có hai nhà khoa học nổi tiếng cùng sinh ra trong một gia đình. Đó là ông Nguyễn Quang Riệu, nhà thiên văn học, và ông Nguyễn Quý Đạo, nhà hóa học. Cả hai đều là tiến sĩ, Giám đốc nghiên cứu danh dự của Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS), đã từng có những công trình khoa học được giới chuyên môn đánh giá cao và có nhiều đóng góp cho cả Pháp và Việt Nam.
  • Ông Nguyễn Quang Riệu và ông Nguyễn Quý Đạo quê ở Hải Phòng. Hai ông được gia đình gửi sang Pháp du học từ khi còn trẻ. Theo lời ông Nguyễn Quang Riệu, quãng thời gian học đại học là thời kỳ khó khăn nhất đối với hai anh em ông vì lúc đó tại quê nhà đang có chiến tranh, hai ông mất liên lạc với gia đình. Để có tiền giúp hai anh em sinh sống và tiếp tục học tập ông Riệu phải vừa học vừa làm nhiều nghề, trong đó có nghề dạy kèm và trợ giảng. Bằng ý chí quyết tâm và nghị lực của mình, hai anh em ông đã vượt qua giai đoạn khó khăn đó và đã tốt nghiệp đại học loại xuất sắc, sau đó đoạt bằng tiến sĩ và trở thành các nhà nghiên cứu khoa học nổi tiếng. 
  • Ông Nguyễn Quang Riệu làm ở Đài Thiên văn Paris, đã từng công bố hàng trăm công trình khoa học nghiên cứu về các vấn đề của vũ trụ như các tia bức xạ vũ trụ hoặc các nguyên tố hóa học có khả năng dẫn đến sự sống trong dải Ngân Hà. Năm 1972 ông Riệu xác định được vụ nổ trên chòm sao Thiên Nga và đó được coi là một trong những phát hiện quan trọng trong ngành Thiên văn. Viện Hàn lâm khoa học Pháp đánh giá cao các công trình nghiên cứu của ông Nguyễn Quang Riêu. Với đóng góp đó năm 1973 ông được Đài Thiên văn Paris trao giải thưởng. 
  • Ông Nguyễn Quý Đạo cũng rất thành công trong nghề nghiệp của mình. Ông là tác giả của hơn 300 tài liệu nghiên cứu khoa học và là chủ nhân của ba bằng sáng chế, được nhiều trường đại học trên thế giới mời thuyết trình.
  • Có một điều đặc biệt là cả hai anh em ông Nguyễn Quang Riệu và ông Nguyễn Quý Đạo tuy sống nhiều năm ở nước ngoài nhưng vẫn nặng lòng với quê hương, đất nước. Trong các dịp trò chuyện với hai ông, tôi, người viết bài này, đã từng được nghe các ông hào hứng kể về cảm giác vui sướng của mình khi nghe tin Việt Nam chiến thắng ngoại xâm, tái lập hòa bình. Với các ông, hòa bình không chỉ mang lại hạnh phúc cho người dân trong nước mà còn tạo điều kiện để hai anh em ông về quê góp phần cống hiến cho quê hương. 
  • Sau ngày đất nước thống nhất, hai ông đều về nước rất sớm. Kể từ đó đến nay hai anh em ông Nguyễn Quang Riệu và Nguyễn Quý Đạo đã về Việt Nam nhiều lần. Ông Nguyễn Quang Riệu thì tham gia các khóa giảng dạy về vật thiên văn tại các trường đại học, nói chuyện về khoa học vũ trụ, làm việc với các cơ quan hữu quan Pháp để xin các xuất học bổng cho sinh viên Việt Nam. 
  • Ông còn viết sách về thiên văn bằng tiếng Việt và xuất bản ở trong nước để phổ biến kiến thức về vũ trụ học cho mọi người. Tôi đã từng dự một buổi nói chuyện của ông, thấy ông hào hứng, say sưa nói về vụ nổ bigbang, về vũ trụ thuở sơ khai, về các hành tinh và các thiên hà với các cử tọa mà đa số đều là những người chưa biết gì nhiều về thiên văn học. Điều đó cho thấy ông Riệu say mê công việc của mình như thế nào. Dường như với ông, quan sát các vì sao, nghiên cứu đời sống bí ẩn của chúng là một niềm hạnh phúc và ông muốn chia sẻ niềm hạnh phúc đó cho tất cả mọi người.
  • Để phổ biến các hiểu biết về khoa học thiên văn và khoa học môi trường tới nhiều người, ông viết một loạt sách khoa học thuộc loại dễ đọc bằng tiếng Việt, trong đó các cuốn như “Phòng thí nghiệm thiên nhiên vĩ đại”, “Lang thang trên dải Ngân Hà”, “Sông Ngân khi tỏ khi mờ”, “Bầu trời tuổi thơ” và “Con đương đến với những vì sao” để in và xuất bản tại Việt Nam.
  • Giống như anh mình, ông Nguyễn Quý Đạo cũng luôn quan tâm tới đất nước và tìm cách đóng góp công sức tài năng cho quê hương. Trong những lần về nước ông Đạo đã cùng các nhà khoa học Việt Nam thực hiện nhiều công trình khoa học có giá trị. Ông rất quan tâm đến việc đào tạo các nhân tài cho Việt Nam và đã từng kiến nghị Nhà nước mạnh dạn đầu tư xây dựng cơ sở trang thiết bị nghiên cứu hiện đại nhằm tạo điều kiện làm việc cho các nhà khoa học trong nước, đồng thời góp phần thu hút chất xám của kiều bào cũng như chất xám của các nhà khoa học trên thế giới, mở ra các cơ hội hợp tác quốc tế, đưa đến việc thực hiện các công trình nghiên cứu mang tầm vóc quốc tế ngay tại Việt Nam. Ông Đạo đã được trao danh hiệu “Vinh danh nước Việt 2005”, do có nhiều đóng góp cho đất nước.


Dấu ấn Việt trong ngành y khoa Mỹ

James H. Nguyễn, 28 tuổi, bác sĩ chuyên khoa tim tại bệnh viện University Medical Center (UMC), sẽ được khắc tên vào Bảng Vàng Danh dự Đại Học Santa Ana năm 2011.


Hôm 20/5, tại sảnh đường Phillips Hall, đã diễn ra lễ tuyên dương bốn cựu sinh viên xuất sắc, xuất thân từ trường ĐH Cộng đồng Santa Ana; trong đó có một bác sĩ gốc Việt tên James H. Nguyễn. Anh đã tốt nghiệp hạng danh dự, với bằng cao đẳng môn sinh vật học năm 1998, khi chỉ mới 14 tuổi. Hiện, James là nghiên cứu sinh tại khoa Tim thuộc bệnh viện UMC tại thành phố Tucson tiểu bang Arizona.

Khi được đặt vấn đề về một lời khuyên dành cho các bạn trẻ trong cộng đồng người Việt Nam, bác sĩ Nguyễn chia sẻ: “Nếu bạn mơ được thành công thì không gì có thể chia trí bạn được. Hãy đặt ra mục đích để thực hiện và đùng quên nguồn cội của mình”.

 

234983797_CDV305nguyenjames_438f4
Hôm 20/5, tại sảnh đường Phillips Hall, đã diễn ra lễ tuyên dương bốn cựu sinh viên xuất sắc, xuất thân từ trường ĐH Cộng đồng Santa Ana; trong đó có một bác sĩ gốc Việt tên James H. Nguyễn.

 

Gia đình James H. Nguyễn qua Mỹ định cư tại thành phố Garden Grove vào giữa thập kỷ 1970. Anh lên đại học University of California, Irvine vào năm 14 tuổi và mỗi học kỳ anh đều lọt vào danh sách sinh viên xuất sắc của khoa trưởng (Dean's List). Từ năm 2000 đến 2002 và cho đến khi được nhận vào trường y St. George's University, anh làm phụ giáo môn sinh lý học tại ĐH Santa Ana.

Ðiều kiện để được đề nghị vào Bảng Vàng Danh dự ĐH Santa Ana là tốt nghiệp trường này hoặc đã hoàn tất ít nhất 30 tín chỉ; có thành tích cá nhân hoặc xuất sắc trong ngành chuyên môn sau khi rời Santa Ana College; và có mặt tại lễ vinh danh. Truyền thống này bắt đầu từ năm 1955 với ba người được khắc tên kỷ niệm.


Sau khi tốt nghiệp trường y năm 2006, James theo học chương trình bác sĩ nội trú kéo dài 3 năm tại Khoa Nội Khoa (Department of Internal Medicine) thuộc bệnh viện Orlando Regional Medical Center. Sau khi được Hội Đồng Nội Khoa Mỹ cấp chứng chỉ hành nghề, anh đảm nhận vai trò trưởng nội trú tại Khoa Nội thuộc bệnh viện UMC ở Tucson, tiểu bang Arizona từ năm 2009 đến năm 2010.

 
Ngày 8/1 vừa qua, James Nguyễn là bác sĩ chuyên khoa tim trực tại bệnh viện UMC và đã giúp những nạn nhân của vụ bắn người hàng loạt tại Tucson, tiểu bang Arizona. Được biết, vào năm 2009, bác sĩ gốc Việt này vượt qua 420 thuyết trình viên đến từ những bệnh viện hàng đầu của Mỹ như Mayo Clinic và Walter Reed Army Medical Center, giành quán quân (National American College of Physicians Champion) với nghiên cứu so sánh phương pháp chụp quang tuyến đa chiều với phương pháp thử nghiệm gắng sức trên bệnh nhân đau ngực với mức nguy hiểm thấp (Multi-Slice Computed Tomography versus Stress Test on Low Risk Chest Pain Patients).

Cũng ghi dấu ấn Việt trong ngành y khoa Mỹ và thậm chí là thế giới, năm 2010, GS Nguyễn Xuân Nam, Trưởng khoa Phẫu thuật Nhi và Giám đốc khoa Phẫu Hạn chế can thiệp (Minimally Invasive Surgery UCI) được tôn vinh là một trong những bác sĩ giỏi nhất nước Mỹ do các chuyên gia y tế của Trường Y ĐH Harvard bầu chọn.

Nguyễn Xuân Nam sinh năm 1959 tại Nha Trang, trong một gia đình nghèo làm nghề đánh cá có đến 8 người con. Khi lên bốn tuổi, cậu bé Nam bị mồ côi mẹ. "Họ đều chết vì những chứng bệnh thông thường, nhưng không cứu được. Vì thế, tôi thầm nhủ lớn lên sẽ làm bác sĩ để giúp những người nghèo bị đau ốm", GS Nam nói.

Tháng 3/1978, Nguyễn Xuân Nam sang Mỹ và đến định cư tại Lincoln, Nebraska. Tốt nghiệp cử nhân năm 1987 với 2 bằng Toán và Hóa học, Xuân Nam đã đủ điều kiện thực hiện ước mơ học ngành y. Từ năm 1987 đến 1991, anh theo học chương trình (MD) tại trường Y khoa Creighton, Omaha, Nebraska, rồi học thêm 6 năm chương trình (residency in general surgery).

Ra trường với tấm bằng bác sĩ, Nguyễn Xuân Nam không mở phòng khám như nhiều bác sĩ khác, mà dự thi tiếp vào ngành Phẫu thuật Nhi khoa (Pediatric surgery). Anh đã vượt qua gần 5.000 ứng cử viên, là những bác sĩ giải phẫu đã tốt nghiệp, để trở thành 1 trong 25 người được theo học tại trường ĐH Pittsburgh nổi tiếng về Nhi khoa ở Pennsylvania. Sau khi tốt nghiệp năm 1999, anh được UCI mời về làm trưởng khoa Phẫu thuật Nhi.

Từ đó đến nay, GS Nam hoạt động trong lĩnh vực y tế và tham gia giảng dạy tại trường đại học nổi tiếng ở miền nam California. Ngoài công tác chuyên môn, Nguyễn Xuân Nam rất tích cực tham gia các hoạt động phục vụ cộng đồng. Anh cũng là chuyên gia Phẫu thuật Nhi khoa uy tín trong giới y khoa quốc tế.

"Tôi mong sẽ có dịp được đem kiến thức chuyên môn về Việt Nam để giúp đỡ những bệnh nhân nghèo, nhất là trẻ em", GS Nam tâm sự.


Người gốc Việt thành Bộ trưởng kinh tế Đức

Lãnh đạo tương lai của đảng Dân chủ Tự do (FDP), Bộ trưởng Y tế Đức Philipp Roesler, sắp được giao vị trí đứng đầu bộ kinh tế nước này.

1076215480_roesler
Bộ trưởng Philipp Roesler. Ảnh: Bild.

Thông tin trên được tờ Wall Street Journal hôm nay dẫn lại từ một quan chức cao cấp của FDP. Theo ông này, Roesler sẽ thay thế Bộ trưởng Kinh tế Rainer Bruederle. Ông Bruederle sẽ nắm vai trò lãnh đạo FDP trong nghị viện.

Roesler sinh năm 1973 tại Việt Nam. Ông được một gia đình người Đức nhận làm nuôi từ một trại trẻ.

Quan chức của FDP chưa có bình luận gì về thông tin trên.

Đại hội đảng FDP diễn ra ngày 13/5 tới, dự kiến sẽ chọn Roesler làm lãnh đạo đảng, thay thế Ngoại trưởng Guido Westerwelle. Tỷ lệ ủng hộ thấp dành cho ông Westerwelle được cho là một yếu tố khiến đảng này thất bại tại một số cuộc bầu cử địa phương mới đây. Trong cuộc trưng cầu gần đây, FDP cũng thiếu 5% số phiếu ủng hộ để có thể nắm ghế trong quốc hội Đức.

Roesler hồi tháng 4 cho biết nếu được bầu làm chủ tịch đảng, ông cũng sẽ trở thành phó thủ tướng mới cho bà Angela Merkel, thay thế ông Westerwelle.

FDP đang tìm cách trẻ hóa với sự bổ sung một loạt những gương mặt mới. Ngoài Roesler, 38 tuổi, chính trị gia Daniel Bahr, 34 tuổi, được cho là sẽ thay thế Roesler thành Bộ trưởng Y tế, tờ Handelsblatt cho biết hôm nay.

FDP là một thành viên trong liên minh cầm quyền của Thủ tướng Merkel. Hồi tháng 3, liên minh giữa đảng Dân chủ Công giáo của bà Merkel và FDP thất bại ở bang Baden-Wuerttemberg trước liên minh do đảng Xanh đứng đầu. Uy tín của đảng Xanh với quan điểm phản đối hạt nhân đang tăng lên.

https://sites.google.com/site/vatlyvmd/useful-links/nguoi-viet-o-nasa
Một người Việt thành danh ở Nasa : Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Xuân vinh
http://www.yahoovan hoaviet.com/ news/index. php?act=view&code=post&pid=4&cid=33&id=1116

Một người Việt thành danh ở Nasa : Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Xuân vinh



Nếu có dịp viếng thăm phòng trưng bày thành tựu chinh phục không gian của NASA ở Trung tâm điều khiển bay (Flight Control Center) của NASA ở Houston, bang Texas, bạn sẽ thấy tên của một người Việt được trang trọng tôn vinh: Giáo sư - tiến sĩ toán học Nguyễn Xuân Vinh....


Thời mà đại đa số dân Việt còn đi xe đạp thì những nghiên cứu của Nguyễn Xuân Vinh bằng các lý thuyết toán học đã vạch đường bay cho phi thuyền lên mặt trăng. Chính NASA đã bảo trợ cho Nguyễn Xuân Vinh nghiên cứu thành công việc tính toán quỹ đạo tối ưu cho phi thuyền để làm luận án tiến sĩ. Ông là người Việt Nam đầu tiên và cũng là người đầu tiên ở Đại học Colorado được cấp bằng tiến sĩ khoa học không gian vào năm 1962 với công trình này. Những lý thuyết của Nguyễn Xuân Vinh đã góp phần quan trọng đưa các phi thuyền Apollo lên được mặt trăng thành công và sau này được ứng dụng vào việc thu hồi các phi thuyền con thoi trở về trái đất. Dưới đây là lời tâm sự của Giáo sư với Phóng Viên Hương Kiều Loan của Hồn quê về cuộc đời và sự nghiệp của ông 
Tôi vào trong lớp những học sinh chuyên khoa , sinh viên đại học và công chức có khả năng văn hoá được gọi động viên năm 1951 để theo học Khoá I, những Trường Sĩ Quan Trừ Bị Nam Định và Thủ Đức . Lúc đó tôi đã học được phần đầu của văn bằng cử nhân toán học và ước nguyện của tôi là trở thành một toán gia vì Việt Nam có rất ít người trong ngành này . Lúc sắp ra trường ở Thủ Đức như là một sĩ quan công binh thì tôi được biết là sẽ phải ở trong quân đội một thời gian bất định . Vì vậy tôi xin thi kỳ tuyển sinh viên theo học Trường Sĩ Quan Không Quân ở Salon de Provence bên Pháp để có dịp ra nước ngoài học hỏi thêm. Sau ba năm ở Pháp và ở Maroc, 1952-1955, tôi được huấn luyện thành một sĩ quan phi công , có bằng lái phi cơ hai động cơ và thẻ trắng (carte blanche) để bay trời mù theo đúng tiêu chuẩn của Không Quân Pháp . Cũng trong thời gian ở Pháp, tôi hoàn tất chương trình cử nhân toán ở Đại học Marseille và cũng có thêm văn bằng cao học để chuẩn bị thi tiến sĩ toán học. 
Như tất cả những người cùng lứa tuổi , chúng tôi lớn lên ở trong thời loạn và sự học luôn luôn bị gián đoạn, không thể nào xếp đặt chương trình theo như ý của mình . Khi tôi thi xong chứng chỉ cao học về Hình Học Cao Cấp ở Đại Học Marseille là nơi gần Trường Không Quân ở Salon de Provence thì tôi được gửi đi Avord , thuộc hạt Cher, để hoàn tất phần phi huấn . Nơi đây chỉ cách Paris có hai giờ đi xe lửa nên tôi xin chuyển hồ sơ về Đại Học Paris để ghi danh học chương trình tiến sĩ quốc gia toán học. Lúc đó là vào năm 1954 . Năm sau đó tôi học xong chương trình sĩ quan phi công và phải trở về Việt Nam để phục vụ trong quân đội quốc gia. Tôi được bổ nhiệm vào chức vụ Tham Mưu Trưởng Không Quân Việt Nam vào cuối năm 1957 và sang tháng Hai năm 1958 được giao chức vụ Tư Lệnh Không Quân . Cho đến tháng Tám năm 1962, khi tôi lên đường du học ở Hoa Kỳ thì tổng cộng khoảng thời gian mang trọng trách cũng là gần 5 năm trời, một thời gian có thể nói là lâu hơn thời gian trung bình bổ nhiệm 4 năm của các Tư Lệnh Quân Chủng các nước văn minh trên thế giới . 
Tôi quan niệm nhận chức vụ chỉ huy không phải là có được quyền hành mà là mang lấy trách nhiệm . Vì vậy tôi tự chọn lấy một nhiệm kỳ và xin với Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà cho được đi nước ngoài học hỏi thêm sau khi được Không Quân Hoa Kỳ cấp cho một học bổng đặc biệt để theo học chương trình tiến sĩ. Phải đợi cho đến năm 1972 tôi mới có dịp trở lại Đại Học Paris để nộp luận án tiến sĩ quốc gia về môn toán học . 
Từ nhiều năm qua, là giáo sư đại học tại Hoa Kỳ , hàng năm tôi thường tham dự và được mời thuyết trình tại những Hội nghị về hàng không và không gian quốc tế (International Congress of Astronautics) , luân phiên được tổ chức mỗi năm tại một nước khác nhau . 
Tôi đã dự họp ở hầu hết các nước có chương trình không gian ở Âu châu như Anh, Pháp, Áo, Đức, Ý, Hoà Lan, Thụy Sĩ, Na Uy, Thụy Điển, Hung Gia Lợi và Do Thái. Niên học 1974-1975 tôi được mời sang làm khảo cứu và dậy học ở Pháp . Ngoài ra có một lần tôi được mời làm tổng thư ký cho một khóa hội thảo về Cơ Học Phi Hành Không Gian do cơ quan NATO tổ chức ở Lục Xâm Bảo .
Ở Mỹ châu tôi cũng đã được mời thuyết trình ở Gia Nã Đại và Ba Tây, và tất nhiên ở nhiều đại học khác trên Hoa Kỳ . 
Ở Á châu thì tôi đã tới thuyết trình hay giảng dậy những khoá ngắn ở nhiều đại học hay cơ quan chính phủ ở những nuớc Nhật Bản, Trung Hoa Quốc Gia ở Đài Loan, và Đại Hàn còn ở Úc châu thì tôi đã tới dự Hội nghị không gian họp ở Melbourne năm 1998 và nhân dịp đó được Đại Học Queensland mời lên thuyết trình ở Brisbane .
Có những nước khác ở Âu châu và Bắc Phi châu tôi không kể ra đây nhưng cũng đã có dịp tới theo bước chân giang hồ khi còn là một sinh viên ở Pháp . Trong thời gian làm Tư Lệnh Không Quân ở Việt Nam tôi cũng đã được mời đi nhiều nước ở Đông Nam Á và hai lần du hành sang Hoa Kỳ để thăm viếng nhiều căn cứ không quân bạn có liên hệ kỹ thuật với không quân mình. 

Dạo đó tôi muốn tới Đại Học Paris để hoàn tất luận án tiến sĩ toán học đã bỏ dở nhiều năm vì công vụ. Nhưng tôi cần có học bổng toàn phần trong nhiều năm cho một ngân sách về tiền ăn ở, tiền sách vở và tiền học cùng những chi phí cần thiết cho một sinh viên bậc cao học như để tham dự những khoá hội thảo chuyên môn và điều này chỉ có Không Quân Hoa Kỳ mới có thể chu toàn được . 
Ngân sách huấn luyện của họ cũng chịu sự kiểm soát của Quốc Hội nên họ chỉ có thể ghi học bổng cho tôi để theo học ngành hàng không và không gian mà thôi chứ không thể nào chứng minh sự cấp học bổng cho một sĩ quan đồng minh để theo học chương trình tiến sĩ về toán học được.
Mặt khác, các sĩ quan Hoa Kỳ được cử đi học thêm những văn bằng cao học thường được gửi tới những Đại Học công vì những nơi đó đã có sẵn Trung Tâm Huấn Luyện Sĩ Quan Trừ Bị (gọi tắt là ROTC) để lo việc hành chánh. Một lý do nữa để tôi chọn Đại Học Colorado là nơi đó gần Căn Cứ không Quân Lowry ở thành phố Denver là nơi tôi có thể tới để bay duy trì khả năng, và cũng gần Trường Sĩ Quan Không Quân ở Colorado Springs là nơi có nhiều sĩ quan cán bộ có trình độ tiến sĩ để trao đổi kinh nghiệm. Colorado là một miền cao nguyên, có núi non hùng vĩ, rất hợp với bản tính trầm lặng của tôi . Phân Khoa Hàng Không và Không Gian ở Đại Học Colorado đã có từ lâu, nhưng chuyên nhiều về kỹ thuật và môn khí động học.
Làm khảo cứu thực nghiệm về những môn này đòi hỏi nhiều dụng cụ tốn kém và chuyên viên trợ giúp nên trước tôi chưa có sinh viên nào đạt được trình độ tiến sĩ . Cùng với năm tôi tới thì Đại Học Colorado mời được nhà bác học người Đức là tiến sĩ Adolf Busemann là người được mệnh danh là cha đẻ của phi cơ cánh suôi, cũng là đồng nghiệp nhưng lớn tuổi hơn của tiến sĩ Wernher von Braun ở Trung Tâm Hõa Tiễn Peenemunde trong Thế Chiến II , và hai khoa học gia trẻ vừa tốt nghiệp tiến sĩ tại California Institute of Technology là Đại Học nổi tiếng bậc nhất thời bấy giờ về kỹ thuật hàng không và không gian.
Một trong hai vị ấy là tiến sĩ C. Forbes Dewey , đã cùng với giáo sư Adolf Busemann nhận bảo trợ luận án cho tôi và sau hơn hai năm làm việc không ngừng nghỉ tôi đã hoàn tất công trình nghiên cứu và trở thành người đầu tiên được cấp văn bằng tiến sĩ về môn Khoa Học Hàng Không và Không Gian của Đại Học Colorado . Sự kiện lịch sử này đã được ghi trong cuốn sách ''Proud Past, Bright Future'' xuất bản năm 1966 nói về lịch sử của Trường Kỹ Thuật của Đại Học Colorado . Trường này, vì toạ lạc ở tỉnh Boulder là nơi có National Bureau of Standards (viết tắt là NBS) và National Center for Atmospheric Research (viết tắt là NCAR) là hai Trung Tâm nghiên cứu khoa học quan trọng của Chính Phủ Liên Bang, nên cũng thu hút được nhiều nhân tài về khoa học cho ban giảng huấn. Năm 2001 giải Nobel về vật lý học cũng về tay một khoa học gia của NBS và một giáo sư của Đại Học Colorado . Trong thời gian là sinh viên tiến sĩ ở Colorado, tôi được mời dậy một khoá về môn cơ học. Những bài giảng của tôi in ra để phát cho sinh viên đã được giáo sư Ẹ V. Laitone , lúc đó là chủ nhiệm phân khoa hàng không ở Đại Học California ở Berkeley, trong một kỳ tới Colorado để thanh tra mỗi ngũ niên và chuẩn định trường kỹ thuật, chú ý tới vì ông cho là những tài liệu có giá trị có thể in thành sách được. 
Ông mời tôi tới hỏi chuyện và ngỏ ý muốn mời tôi dậy ở Berkeley như là một giảng sư (Lecturer) , và cũng hứa với tôi là khi nào có ghế giảng huấn chính thức ông sẽ đề nghị cho tôi vào ngạch giáo sư . 
Làm lecturer thì mỗi năm lại phải có giấy bổ nhiệm lại nên tôi nhận lời mời của Đại Học Colorado làm assistant professor vì như thế ít ra cũng được hạn kỳ ba năm để cho mình có thời gian chứng tỏ tài năng. 
Theo luật lệ thì sau ba năm, nếu người giáo sư trẻ phát triển điều hòa thì được bổ nhiệm thêm ba năm nữa trước khi có hội đồng duyệt xét cả ba phương diện về dậy học, khảo cứu và phục vụ để quyết định sự thăng cấp lên associate professor. 
Nếu được thăng cấp thì sự bổ nhiệm lần tới sẽ thành vĩnh viễn. Bằng không thì mình bắt buộc phải nghỉ việc sau khi được gia hạn thêm một năm . Trong trường hợp của tôi thì chưa hết hạn ba năm tôi đã được Đại Học Michigan, là một đại học rất có tiếng tăm trong và ngoài nước mời tới làm associate professor . 
Tới đó chỉ bốn năm sau, nghĩa là vào năm 1972 tôi đã được thăng cấp giáo sư thực thụ (professor) là ngạch cuối cùng trong ngành giảng huấn . Sự thăng cấp như vậy có thể gọi là rất nhanh chóng. Để đáp tạ sự tri ngộ của giáo sư Laitone, trước khi đi Michigan , vào năm 1967 tôi cũng đã tới Berkeley để dậy một khoá học trong dịp hè . Sau đó tôi vẫ giữ liên lạc với ông và chúng tôi đã viết chung với nhau mấy bài khảo cứu . Cuối năm 1998 khi tôi quyết định về hưu để chuyển hướng hoạt động nhiều hơn về văn hoá thì Hội Đồng Nhiếp Chính (Board of Regents) tại Đại Học Michigan đã đồng thanh chấp thuận một bản tuyên dương công nghiệp giáo dục và khoa học của tôi và trong đó có ghi rõ những kỳ thăng cấp . Nếu ai đọc thì cũng thấy rằng đó là một tiến trình kỷ lục tại một trong những đại học hàng đầu ở Hoa Kỳ . Nhưng để đạt được như vậy tôi đã cố gắng hoạt động không ngừng nghỉ trên cả hai phương diện giáo dục và khảo cứu . Tôi là một trong số rất ít người được tặng cả hai giải xuất sắc về giáo dục và xuất sắc về khảo cứu của Trường Kỹ Thuật ở Đại Học Michigan . Mỗi lần được đề nghị thăng cấp là phải có một hội đồng gồm bốn vị giáo sư thâm niên hơn và khi lập hồ sơ họ lấy cả ý kiến của những nhà giáo dục và khoa học gia ở các đại học khác và trong kỹ nghệ nữa . Sau khi lấy đầy đủ mọi giữ kiện, ba thành viên trong hội đồng sẽ viết phúc trình về ba phương diện giáo dục, khảo cứu và phục vụ của ứng viên và đưa ra toàn thể phân khoa gồm những giáo sư có thâm niên hơn để lấy biểu quyết trước khi chuyển đề nghị thăng cấp lên ông khoa trưởng và ủy ban thường vụ khoa . Sự chấp thuận của ủy ban này được coi như là chung kết tuy rằng nghị định thăng cấp bao giờ cũng phải do ông viện trưởng đại học đưa ra hội đồng nhiếp chính để lấy chấp thuận . Hồ sơ đề nghị để được cấp giải giáo dục xuất sắc hay khảo cứu xuất sắc cũng làm như vậy, nhưng quyết định là do hội đồng khoa . 
Những lề luật về thăng cấp hay tưởng thưởng như vậy rất là dân chủ ; những người được lựa chọn bao giờ cũng xứng đáng vì đã được sự tín nhiệm của các bạn đồng nghiệp . Mặt khác ở cạnh ông khoa trưởng có hội đồng thường vụ do các giáo sư bầu ra và ở cạnh ông viện trưởng có hội đồng nhiếp chính do dân chúng bầu ra . Những quyết định quan trọng phải qua những hội đồng này chấp thuận . Vì vậy dù có sự nâng đỡ đặc biệt của ông chủ nhiệm phân khoa hay ông khoa trưởng chăng nữa mà tự mình không chứng tỏ được tài năng thì cũng không đứng vững lâu được trong ngành giáo dục ở bậc đại học . 
Một khi đã quyết tâm theo ngành giáo dục và khảo cứu , tôi cũng phải hành xử theo như các bạn đồng nghiệp khác để được ở cùng một bình diện với họ . Ở các đại học có một thành ngữ mà ai cũng ghi nhớ là ''Publish or Perish'' có nghiã là không công bố được trên sách báo chuyên môn những sáng tác hay những kết quả khảo cứu của mình thì sẽ bại liệt . 
Tuy chính thức là ở trong ban giảng huấn nhưng trên thực tế các giáo sư được đánh giá qua những kết quả khảo cứu , được thể hiện bằng những bài đăng trên những báo chuyên khoa , những cuốn sách đã xuất bản , và những lần được mời đi thuyết trình ở các đại học trong và ngoài nước hay ở những hội nghị tầm vóc quốc gia và quốc tế .
Muốn làm khảo cứu , tìm ra những điều mới lạ , ở một thời đại văn minh tuyệt đỉnh , ai cũng cần có một ngân khoản , thường thì do một cơ quan quốc gia , hay một xí nghiệp đài thọ , và muốn xin được những tài trợ này giáo sư phải sẵn có một uy tín trong lãnh vực của mình , nghiã là đã phải có một số những bài khảo luận đăng trên sách báo , và muốn viết được những bài này lại cần phải có những phuơng tiện để làm khảo cứu nghiã là phải có ngân sách để quản lý . Trong cái vòng lẩn quẩn đó , nhiều người không tìm ra đầu mối bắt đầu từ đâu , và đã phải giải nghệ , nghiã là đi tìm cách tiến thân theo con đường khác . 
Tôi cũng đã trải qua những năm thử thách đó trong xã hội rất mực cạnh tranh ở Hoa Kỳ , và trong phần vụ nghiên cứu cũng đã xin được những ngân khoản khảo cứu của các cơ quan chính phủ và kỹ nghệ tư . Những kết quả khảo cứu , hoặc được đăng trên các nguyệt san khoa học và kỹ thuật như những bài khảo luận, hay dưới hình thức những bản báo cáo chuyên ngành , đều được phổ biến qua các thư viện chuyên môn trên toàn thế giới . Một số những báo cáo chuyên môn tôi viết ra, hoặc đứng tên một mình, hoặc làm chung với các bạn đồng nghiệp hay các môn sinh , đã được Không Quân Hoa Kỳ (USAF) , hay NASA là những cơ quan đã trợ cấp ngân khoản, in ra như là nhũng tài liệu chuyên môn (technical document hay technical report) . 
Những tài liệu này đều có thể tìm được ở các thư viện , hay gửi mua ở Clearinghouse for Federal Scientific and Technical Information địa chỉ gửi về là Springfield, Virginia 22151 . 
Ngoài ra một số những sinh viên tiến sĩ do tôi đào tạo ỏ Đại học Michigan, nếu không đi theo đường giáo dục cũng làm việc cho kỹ nghệ và cũng có những người làm việc trong những phòng khảo cứu của Không Quân Hoa Kỳ (USAF) hay cơ quan NASA . Một trong những người ấy là tiến sĩ Jennie R. Johannessen, một nữ chuyên gia rất xuất sắc làm việc cho cơ quan Jet Propulsion Laboratory thuộc Đại Học Caltech ở Pasadena , California, là trung tâm điều khiển vệ tinh thám sát Thái Dương Hệ . Bà đã là người quản nhiệm nhóm tính qũy đạo cho vệ tinh nhân tạo Galileo bay lên thám hiểm Mộc Tinh . 
Tôi là một hội viên ngoại quốc của Viện Hàn Lâm Quốc Gia Hàng Không và Không Gian (Académie Nationale de l'Air et de l'Espace) của nước Pháp .Viện này mới được thành lập năm 1983 dưới sự bảo trợ của bốn vị Tổng Trưởng Quốc Phòng, Kỹ Nghệ và Khảo Cứu, Quốc Gia Giáo Dục và Giao Thông . 
Như tất cả các viện hàn lâm khác, số hội viên rất giới hạn và theo quy chế khi thành lập chỉ dự trù có sáu mươi hội viên người Pháp và ba mươi hội viên ngoại quốc mà thôi. Ông chủ tịch viện viết thư chính thức mời hội viên mới sau khi vị này đã được ba hội viên đề nghị và được toàn thể hội đồng họp những khoá tam cá nguyệt bỏ phiếu bầu mỗi khi có ghế trống . 
Tôi là người Á châu đầu tiên được bầu vào ngày 15/05/1984 và người thứ hai là tiến sĩ kỹ sư Bacharuddin Habibie được bầu ngày 18/04/1985 . Về sau ông trở thành Tổng Thống của Nam Dương sau nhiệm kỳ của ông Suharto . 
Những hội viên Pháp được bầu vào đều là những ngôi sao sáng trong các ngành kỹ nghệ, giáo dục và khảo cứu liên hệ đến hàng không và không gian, nhưng cũng có những chính trị gia tên tuổi như cố thủ tướng Michel Debré, ông cũng là viện sĩ Hàn Lâm Viện Pháp (Académie Francaise ) là viện văn chương uy tín nhất chỉ gồm có bốn mươi vị được gọi là những ông hàn bất tử . 
Ngoài ra viện cũng có những nhà văn tên tuổi như Pierre Clostermann , tác giả cuốn sách nổi tiếng ''Feux du Ciel''viết về những kỷ niệm không chiến và Albert Ducrocq là một tác giả viết rất phong phú về khoa học . Họ đều là những người xưa nay tôi hâm mộ, và nay được là bạn đồng viện của những bậc tài danh ấy tôi lại thấy mình càng phải cố gắng hơn nữa .
Nhiều hội viên là những giáo sư đại học có tên tuổi ở Pháp, nên tước vị tiến sĩ quốc gia không phải là yếu tố quan trọng trong hồ sơ của ứng viên. 
Viện Hàn Lâm Không Gian Quốc Tế (International Academy of Astronautics) thì rộng lớn hơn vì bao trùm vào khoảng saú mươi nước , và trụ sở đặt ở Paris . Những nước lớn như Hoa Kỳ thì có đông đại diện, tới vào khoảng gần một trăm người, còn những nước nhỏ như Thụy Sĩ thì chỉ có một vài người được bầu vào . Hồ sơ đề nghị cũng phải có ba người ký tên và mỗi năm viện đưa ra một danh sách các ứng viên có đủ điều kiện để các hội viên từ các nước gửi phiếu bầu qua đường bưu điện . Vì số ghế trống mỗi năm chỉ vào khoảng một phần ba số ứng viên nên có nhiều người có thành tích lỗi lạc được đề nghị mà vẫn bị lọt sổ mấy năm liền.Viện có một nguyệt san khoa học tên là ''Acta Astronautica ''và tôi đã được đề cử làm phụ tá chủ bút chuyên về cơ học vũ trụ (Astrodynamics) trong khoảng thời gian từ 1979 đến 1999 khi tôi nghỉ hưu . 
Thế hệ chúng tôi được lớn lên trong hoàn cảnh chiến tranh của đất nước nên không được may mắn như các bạn trẻ bây giờ . Các bạn hiện nay như những bông hoa tươi thắm được nở rộ trên xứ người với muôn vẻ đẹp . Tôi mong mỏi các bạn biết đến công ơn của cha mẹ, đã vượt qua bao nhiêu khó khăn và trở ngại để tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự thành công của các bạn. Đối với các bạn, sự thành công của cá nhân mình là điều đáng qúy, nhưng biết hướng về cội nguồn, nghe lời chỉ dậy của cha mẹ , gìn giữ được những nét hay vẻ đẹp để tiếng nói, chữ viết và văn hóa của dân tộc được truyền đời mới là điều làm ta hãnh diện . Vòng giây giữa các thế hệ phải được nối tiếp . Khối người Việt ly hương phải được kết hợp lại thành một tập thể quốc gia , để tranh đãu cho tự do và dân chủ được thực hiện trên quê hương xưa và trong thế kỷ này các bạn sẽ là những người lãnh đạo . Đó là điều tôi kỳ vọng nơi các bạn. 

CẢ VẬT CHẤT VÔ TRI CŨNG ĐIÊN THEO NƯỚC MỸ!BSHH

CẢ VẬT CHẤT VÔ TRI CŨNG ĐIÊN THEO NƯỚC MỸ!

Bài cùng chủ đề: Romney hay Obama

Từ đêm qua, hầu như mình thức suốt đêm để làm việc và theo dõi tình hình bầu bán ở nước Mỹ. Mọi việc nóng lên từ đầu giờ sàn giao dịch Luân Đôn, khi đẩy giá vàng tăng dựng đứng. Nhịp đập của giá vàng cũng tăng theo từng nhịp đập của ứng cử viên đảng Cộng Hòa. Cứ mỗi lần ông Romney dẫn điểm thì vàng lại đột biến tăng. Khi Obama lướt tới thì giá vàng chùng lại. Cuối cùng rạng sáng nay, khi các bang chủ chốt của Obama chưa có kết quả thì Romney lướt lên hơn Obama 1 phiếu đại cử tri với tỷ số 163/162 thì vàng dựng ngược giá phá mốc 1700 để đạt đỉnh 1716.90usd/oz kết thúc phiên giao dịch sàn New York Stock Exchange. Kết quả này cho thấy vật vô tri như vàng cũng nhảy theo nhịp đập của nước Mỹ tìm ra người điều hành cho 4 năm tới. Tại sao?

Như mình đã từng viết trên blog này. Đảng Cộng Hòa chủ một chính phủ Liên Bang yếu, giao quyền điều hành nước Mỹ cho từng tiểu bang, để quay sang nắm Liên Hiệp Quốc và điều hành toàn cầu, bằng việc xuất khẩu chiến tranh để bình định và đập phá thế giới còn lại, ở những nơi cần đập phá.

Ngược lại, đảng Dân Chủ nước Mỹ chủ một chính phủ mạnh về nội trị, nắm quyền quản lý từng tiểu bang và cả Liên Bang củng cố kinh tế nước nhà, tăng cường an sinh xã hội. Đối ngoại bằng bàn tay sắc bọc nhung với quyền lực mền, kiểu sách lược Tôn Tử nước Tàu - Không đánh mà thắng.

Từ đó, khi ứng viên Cộng Hòa lướt về phía trước, thế giới đầu tư đón đầu sẽ có chiến tranh xảy ra ở Vịnh Ba Tư, và lo ngại trú ẩn nơi thành trì cuối cùng là vàng. Được thể, dầu cũng tăng theo lên 88.14usd/thùng sau hơn 1 tuần giá dầu ở mức 85usd/thùng trước ngay thềm bầu cử.

Cho đến giờ này, một số bạn thạo tin và tình hình nước Mỹ đã nhận định rõ ràng: "Đại bản doanh Romney đang bao trùm bầu không khí tan tóc" vì đảng Cộng Hòa chỉ còn hy vọng ở 3 bang Florida, North Calirona và Virginia. Trong khi đó, đảng Dân Chủ còn những con bài tẩy nhiều phiếu đại cử tri ở vùng bờ Tây nước Mỹ như California, etc... Trong lúc đó, hiện Florida lại trở gió muốn nghiêng về ông da đen con rơi của nước Mỹ. Vậy là đến giờ này chưa có kết quả cuối cùng kết thúc lúc khoảng 14h chiều nay giờ Hà Nội thì xem như ông da đen con rơi đã nắm chắc phần thắng trong tay.

Tuy thế, giá vàng vẫn cứ nhóng lên cao hơn 1724usd/oz trong lúc này. Đó là kết quả của những tư duy đón đầu kiếm lãi. Vì dù có là Dân Chủ hay Cộng Hòa lên nắm quyền toàn cầu và nước Mỹ trong 4 năm tới thì chiến tranh vùng vịnh Ba Tư cũng phải xảy ra. Song hiện tượng tăng giá nhứt thời hiện nay là kiểu tăng vì tư duy đám đông vô thức. Mọi việc sẽ dịu dần vào cuối tuần trên thị trường chứng khoán phố Wall.

Dù là Dân Chủ hay Cộng Hòa lên nắm quyền thì trái đất vẫn quay, mặt trời và mặt trăng vẫn mọc và lặn, tròn và khuyết, thế nhưng với cái kiểu mạnh nhờ quảng bá thương hiệu của mình, nước Mỹ cứ 4 năm, một lần làm cho cả vật vô tri vô giác cũng nhãy điệu Lambada vì những cái đầu nóng của dân thương mại.

Đêm qua, không ít người thắng, kẻ bại trên sàn chứng khoán. Song quy luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng luôn đúng cho cả xã hội học là, tiền và vàng không mất đi, mà nó chỉ chuyển từ tay người này sang tay người khác. Nước Mỹ là thế, ngay cả bầu cử tổng thống cũng bằng mọi giá moi tiền từ túi của toàn cầu về nước Mỹ thông qua truyền thông đại chúng và cái sàn cổ cánh NYSE!

 Âu đó cũng là nghiệp dĩ của toàn cầu. 

Asia Clinic, 11h20' ngày thứ Tư, 06/11/2012

Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012

VIỆT NAM CÓ NỢ XẤU KHÔNG? BSHH

VIỆT NAM CÓ NỢ XẤU KHÔNG?

Bài đọc liên quan:
+ Nợ hay là ăn cắp của dân?

Lâu nay từ truyền thông chính thống đến các bloggers bàn nhau chuyện nợ xấu rất lùm xùm. Người bàn kẻ tán rằng xử lý nợ xấu thế lọ, thế chai. Các nhà khoa học và cựu lãnh đạo tai tiếng thì người cho rằng phải thành lập công ty mua bán nợ xấu. Kẻ thì bảo đã có công ty cũ làm chức năng này rồi, lập ra cái mới làm gì, sao không nâng cấp về vốn và chức năng cái cũ để đảm nhiệm chức năng?

Tất cả rất lung, nhưng các think tank tối cao vẫn bình chân như vại. Tại sao bình chân không quan tâm đến nợ xấu, trong khi tin tức rối tung xà bần lúc thì 200 ngàn tỷ, khi thì 1 triệu tỷ, chả biết đâu mà lần.

Kinh tế nước Việt hiện nay chỉ có tình hình bất động sản bị đóng băng kéo theo các ngành nghề khác trong xã hội cũng chết dở sống dở. Vì xây nhà thì cần xi măng, sắt thép, đồ điện gia dụng, trang trí nội thất, etc... Khi bất động sản đóng băng và hàng tồn kho, chỉ tính riêng 2 thành phố lớn Hà Nội và Sài Gòn thì lên đến 70 ngàn căn hộ chưa bán được thì các ngành kia dần cũng chết theo.

Là dân ngoại đạo kinh tài, muốn bàn thì chẳng ai nghe, vì họ cho mình là dân chẳng biết chi. Nhưng với mình thì kinh tế nước Việt chả có nợ xấu.Vì nợ xấu từ đâu? Cũng từ bất động sản mà ra. Bất động sản nợ ngân hàng, còn ngân hàng thì nợ tiền vay của dân. Nếu nói về hiện tượng thì bất động sản nợ của dân. Nhưng nhìn về bản chất thì ngân hàng nợ của dân chỉ là rất phụ, mà nợ ngân hàng nhà nước thì nhiều.

Nhưng về bản chất, ngân hàng theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì ngân hàng là của nhà nước, chả có ngân hàng nào là của tư nhân. Vì vậy mà, "nợ xấu" là nợ của nhà nước nợ nhà nước. Nên nếu muốn giải quyết nợ xấu thì nhà nước chỉ cần xóa nợ của mình là xong. Chính vì thế cho nên, một số doanh nghiệp bất động sản muốn giảm giá nhà đất để tự cứu mình, nhưng ngân hàng lại không cho phép giảm giá. Trong khi dân thì không đủ khả năng mua nhà dù có nhu cầu nhà ở, nhưng giá thì ngất ngưỡng trên trời. Nên vấn đề nợ xấu ở Việt Nam là không có.

Ngoài ra, với hiến pháp Việt Nam bất động sản về mặt bản chất là của ai? Chắc chắn không phải là của dân, và của doanh nghiệp tư nhân, vì dân không được quyền sở hữu mà chỉ được quyền sử dụng. Nên cuối cùng cái gọi là nợ xấu là cái ảo hơn là cái thực.

Nếu có cái gọi là "nợ xấu" như lâu nay vẫn thấy tràn ngập thông tin truyền thông, là không đúng bản chất của vấn đề. Có thể phải tung tin vì nợ xấu cần phải thế lọ, thế chai, chỉ là vì mục tiêu mờ ám nào đó để bắt dân phải gánh nợ xấu bằng phí và thuế, hơn là phải giải quyết nợ xấu đúng nghĩa.

Để đơn giản cho dễ hiểu thì, đảng lấy tiền của mình in ra đặt từ tay phải cho vay sang tay trái để làm bất động sản. Sau khi bất động sản đóng băng thì tay trái bị nợ xấu với tay phải. Thế thôi.

Dân ngoại đạo kinh tài chỉ biết nhìn sự việc và hiện tượng trên cái nhìn triết học về bản chất và hiện tượng của nợ xấu mà lâu nay truyền thông đồn thổi. Không biết với các nhà kinh tài thấy sai chỗ nào thì chỉ dạy dùm.

Asia Clinic, 17h23' ngày thứ Ba, 02/10/2012

GIẢI QUYẾT "NỢ XẤU" CỦA VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO?

Bài đọc liên quan:

Vấn nạn kinh tế Việt Nam hiện nay được gọi là "nợ xấu" và suy thoái kinh tế vì bất động sản đóng băng, kéo theo đình đốn toàn xã hội. Tháo gỡ bất động sản đóng băng là tháo gỡ mọi vấn đề.

Bài viết trước, tôi đã viết Việt Nam không có nợ xấu, mà cái gọi là nợ xấu chỉ là mỵ từ để bòn rút xương máu nhân dân. Vì 3 lẽ, thứ nhất ngân hàng nắm tiền là của ai? Đứa trẻ lên 6 biết đọc cũng thấy hàng chữ: "Ngân hàng nhà nước Việt Nam" trên tờ giấy bạc. Thứ hai, đất đai là của ai? Dân Việt ai cũng rõ, đất đai là của "toàn dân", nhưng thực chất là của nhà nước. Các doanh nghiệp lớn bất động sản là của ai? Cũng của nhà nước, mà mới hôm nay thôi, thủ tướng chính phủ đã ký quyết định dừng thí điểm 2 tập đoàn công nghiệp xây dựng, và tập đoàn phát triển nhà đô thị Việt Nam đã thành lập năm 2010 để làm việc bất động sản.

Nó có nghĩa là, tiền của anh, anh tự cho anh vay, rồi anh mở công ty xây dựng nhà, anh xây cất nhà anh bán. Nhưng anh bán không được, vì anh hét giá trên trời, thì anh cho là anh bị nợ xấu của chính anh cho anh mượn. Xấu là xấu cái gì? Xấu ở đâu, và tại sao có "nợ xấu"? Làm sao cho nó không xấu? Đó là cái cần bàn để tháo gỡ nút thắt của vấn đề.

Ta hãy bắt đầu bằng trả lời câu hỏi, tại sao có nợ xấu? Nguyên nhân là ở đây - lòng tham của loài người - mà tôi đã viết nhiều bài về lĩnh vực triết học trong 3 năm qua. Bằng cách, quốc hữu hóa đất đai bằng luật và hiến pháp, chính quyền đã biến cái sở hữu đương nhiên và rất tự nhiên của loài người trở thành cái sở hữu bất thường của một nhóm cầm quyền với cái gọi là đảng và nhà nước. Từ đó, một nhóm người sử dụng hiến pháp và luật bất thường này để phục vụ lòng tham kiếm lợi nhuận bằng những cái sân sau - ngân hàng thương mại cổ phần, công ty bất động sản trá hình tư nhân có người đại diện đứng tên là tư nhân, etc... - lãi thì chia nhau, nhưng khi không bán được thì lại cho là nợ xấu để móc túi dân bù lỗ, cứu đóng băng bất động sản.

Câu hỏi thứ hai là xấu là xấu cái gì? Xấu là xấu tâm, xấu tính. Lòng tham làm mờ mắt các nhóm quyền lợi được hưởng từ hiến pháp và pháp luật bất thường ấy. Họ giải phóng mặt bằng mỗi mét vuông đất không bằng một ổ bánh mì. Họ chỉ san lấp sơ sài, rối họ hét giá gấp hàng trăm ngàn lần. Họ xây nhà chung cư cao tầng trên đó, mỗi mét vuông đất trở thành hàng ngàn mét vuông đất ở với giá cao gấp nhiều lần hơn sau khi họ đã nâng nó lên hàng ngàn lần. Song chỉ có kẻ đầu cơ quan tâm sang tay lấy lãi, nâng giá kịch trần, người dân thực sự thiếu nhà ở thì không đủ khả năng để mà mua chỉ một mét vuông! Nên hậu quả là đóng băng bất động sản vì lòng tham và lợi dụng hiến pháp, pháp luật bất thường ấy. Cuối cùng tự gán cho nó cái tên nợ xấu.

Bây giờ, xấu là xấu ở đâu? Ở cái chỗ là lòng tham, là giá bất động sản quá sức cầu của dân, là cái nơi xấu về bản chất của vấn đề kinh tế Việt hiện nay. Giải quyết cái chỗ này, thị trường bất động sản sẽ chảy thông suốt, kinh tế sẽ lại lành mạnh. Thế thì, phải làm gì để giải quyết. Có ba giải pháp đồng bộ như sau, thực hiện tốt thì chỉ trong 1 tháng thôi, kinh tế Việt sẽ trở lại bình thường:

1. Giảm giá mỗi mét vuông đất hoặc nhà chung cư xuống bằng giá trị một tháng lương tối thiểu phải đóng thuế của người dân. Vì đất anh không tốn tiền mua, không lý do gì anh lại đẩy giá cao. Anh tự làm giá quá sức dân thì đóng băng là hiển nhiên, không bàn cãi.

2. Bán trả góp với giá như đã giảm cho công nhân, cán bộ nhà nước chưa có nhà ở bằng phương thức trả chậm trừ lương hằng tháng, mà không tính lãi suất của ngân hàng. Vừa được lòng dân, mà vừa giải quyết được kinh tế nước nhà đang thiếu triển, mà lại giúp đồng tiền chạy thông suốt trong nền kinh tế và giải quyết được quỹ lương.

3. Từ bỏ lòng tham và lợi dụng hiến pháp và pháp luật để trục lợi cho nhóm cầm quyền là biện pháp cốt tử để cứu nền kinh tế nước nhà. Vì biện pháp này mà không được thực thi, thì dù có thực hiện 2 biện pháp trên, nó sẽ còn những cái đóng băng khác diễn ra trong tương lai. Muốn từ bỏ lòng tham của nhóm cầm quyền thì buộc phải xóa bỏ cơ chế độc quyền. Bằng cách nào thì ai cũng quá rõ.

Rõ ràng, bài toán kinh tế Việt Nam trong cơn hấp hối hiện nay quá đơn giản, cái cơ bản nó không nằm ở kinh tế mà nó nằm ở chính trị thối nát, ủng hộ cho cái xấu, mà tôi đã viết từ vài năm trước. Nhưng nói thì dễ, còn làm thì sao quá khó, cũng bỡi vì cái bản chất của loài người - tư hữu và quyền lực - nó như cái vòng kim cô trói buộc mọi tư duy và hành động của con người từ thời ăn lông ở lổ đến tận hôm nay.

Asia Clinic, 17h20' ngày thứ Năm, 04/10/2012

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

KỸ THUẬT ĐỌC BIỂU ĐỒ KITCO KHI CHƠI VÀNG ONLINE

KỸ THUẬT ĐỌC BIỂU ĐỒ KITCO KHI CHƠI VÀNG ONLINE


Chiến tranh tiền tệ giữa chú Sam và chú ba Tàu đã đi đến hồi đỉnh cao, mà ai cũng có thể thấy, khi vàng liên tục đột phá những mốc kỷ lục mới về cả giá và biên độ lên xuống của nó trong vòng 24h trong tháng 9/2011 này.

Trong tất cả các nghề buôn bán trên thế giới từ cổ chí kim, thì buôn bán vàng trên thế giới ảo là nghề đòi hỏi nhiều yếu tố rất khắt nghiệt của 2 lĩnh vực: một trí tuệ có kiến thức toàn diện và trái tim sắt đá. Vì với biên độ dao động giá đến hơn 100USD/ngày trong thời gian qua thì chuyện một tay buôn vàng online có thể mất hoặc được hàng triệu đô la Mỹ mỗi ngày. Vì thế cho nên những kỹ thuật đánh giá đơn giản tình hình biến động giá vàng trong 24h là rất cần thiết.

Sau khi nắm bắt thông tin những yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng đầy đủ và tổng kết một quyết định giá vàng sẽ tăng hay giảm chắc chắn trong ngày 100% thì những bạn chơi vàng online cần lưu ý những dấu hiệu sau đây.

Thứ nhất là nhìn biểu đồ Kitco xem trục tung của nó được Kitco phân chia biên độ giao động giá vàng là bao nhiêu? Có nghĩa là giữa 2 điểm trên trục tung được chia ra bỡi biên độ 2, hay 5, hay 10 hay 20USD hay hơn nữa cho mỗi đơn vị thay đổi cho 1 ounce vàng? Điều này rất quan trọng để có những quyết định phương án trade forex online. 

Nếu biên độ trục tung chỉ 2USD cho mỗi khoảng thì giá vàng trong ngày sẽ không biến động lớn. Nhưng nếu cũng trong ngày từ 2USD tăng lên 5 hoặc 10USD thì báo hiệu từ tình trạng thị trường vàng đang vắng kẻ bán người mua chuyển sang có những đợt bán tháo hoặc mua vào dữ dội.

 Biểu đồ 1: Giá vàng biến động ngày TT Obama đọc thông điệp liên bang đầu năm 2011. Khoảng cách các đơn vị trên trục tung là 5USD. Nhưng đường xanh lá cây vược thác cắt cả đường biểu diễn màu đỏ và màu xanh nước biển trước đó do tác động của thông điệp liên bang sau kỳ nghỉ tết Tây.

Nếu ngay từ sáng sớm biểu đồ này để ngay biên độ 20USD hoặc 50USD thì chứng tỏ giá vàng sẽ dao động rất lớn. Hãy xem biểu đồ 1 và 2 sẽ rõ.

 Biểu đồ 2: Giá vàng trong hôm nay 26/9/2011 sau khi đã xuống giá suốt 1 tuần qua. Nhưng thông tin cho biết các đại gia đã bán lượng vàng tồn trữ mua trước 18 tháng để dồn qua các cổ phiếu DJ index do đã sụt xuống quá thấp và chiến lược Operation Twist của FED thay thế Quantity Easing 3. Khoảng cách một đơn vị thay đổi giá vàng là 50USD. Ngay từ sáng sớm nay tôi đã báo động với cộng đồng mạng vàng sẽ biến động lớn theo giá tiếp tục xuống trong ngày. Và chỉ trong phiên giao dịc châu Á đã có một đợt sóng dao động 60USD/ounce.

Khi đã xác định biên độ dao động lớn thì chắc chắn một điều thứ hai sẽ diễn ra là, sẽ có nhiều đợt sóng giá dao động trong ngày. Lúc đó người chơi vàng online cần phải chia ra nhiều giai đoạn sóng khác nhau để chốt lãi. Nhưng đừng bao giờ quên rằng xu hướng vàng lên hay xuống trong suốt ngày hôm đó để không phải bị những cú thua lỗ hồi giá hay rớt giá khi quyết định đánh lên hay đánh xuống trong các đợt sóng này. Và điều này đã thể hiện rất rõ trong biểu đồ 3 sau đây.

 Biểu đồ 3: Sau khi dao động một đợt sóng với biên độ 60USD/ounce sáng nay. Đến 12h bắt đầu vàng rớt tiếp thêm 50USD/ounce để chọc thủng ngưỡng kháng cự 1600USD/ounce chỉ còn 1581USD/ounce. Và sẽ có thể có đợt sóng lên khi sàn London mở cửa lúc 15h45' chiều nay, rồi sẽ tiếp tục xuống cho đến khi sàn New York mở cửa vào 20h45' tối nay sẽ có nhiều đợt sóng dữ dội lên xuống đến kết thúc phiên giao dịch NY vào 3hAM sáng 27/9/2011, với sự xuống giá vàng không dưới 2 lần một đơn vị trên trục tung tức > 100USD/ounce cho biến động vàng ngày 26/9/2011. Tôi sẽ tiếp tục cập nhật liên tục bằng hình ảnh trên bài viết này cho đến hết phiên giao dịch hôm nay của sàn NY!!!

Biểu đồ 4: Update lúc 15h18' ngày 26/9/2011 biểu đồ Kitco tiếp tục lao dốc đến 14h cùng ngày lấy đáy 1540usd/oz rồi bắt đầu tạo sóng mới ngóc lên đạt giá 1590 lúc 14h55' cùng ngày giờ Việt Nam.Nếu bắt sóng lên ở sóng 1545 thì các tay chơi online sẽ kiếm lãi đợt sóng này khoảng 60usd/oz  khi đợt sóng thứ 2 trong ngày trở về giá 1612 lúc 15h18'. Rồi sẽ có nhiều sóng khi sàn Lodon mở cửa trong cùng một ngày dao động dữ dội như hôm nay!!!

 Biểu đồ 5: Update lúc 19h05' khi sàn vàng London cho trở lại 1632 và chuẩn bị NYSE open.

 Biểu đồ 6: Update lúc 20h56' ngày 26/9/2011, sàn NYSE đã mở hơn 60' nhưng giá vàng không thể lên và xuống. Điều này cho thấy tình hình mua bán rất yên ắng. Và vàng sẽ rớt giá trong đêm nay để kích cầu.

 Biểu đồ 7: Update lúc 5h49' ngày 27/9/2011, kết quả giá vàng đêm qua chốt ở sàn NYSE mốc 1628usd/oz. Như vậy đêm qua giá vàng chỉ giảm 29usd/oz và chỉ dao động trong khoảng 1590 - 1635. Một phiên NYSE ảm đạm. Báo hiệu vàng sẽ tăng trở lại vì đáy 1600 không bị phá vỡ.

Biểu đồ 8: Update lúc 17h10' ngày 27/9/2011, Vàng tăng giá liên tục từ phiên Hongkong đến phiên London. Đến lúc này vàng đã tăng 43usd/oz. Hứa hẹn đêm may phiên NYSE sẽ có nhiều sôi động

 Biểu đồ 9: Update lúc 22h ngày 27/9/2011, khoảng cách của 1 đơn vị trên trục tung rút xuống còn 20usd. Điều này chứng tỏ thị trường trầm lắng, và khả năng đột biến giá trong đêm của sàn NYSE không nhiều như thời kỳ đầu tháng 9 này.

Biểu đồ 10: Update lúc 20h44' ngày 28/9/2011, chứng tỏ tình hình buôn bán vàng trên toàn cầu đình đốn qua 2 lần trên sàn NYSE của đêm 26 và 27/9 cũng như 28/92011

Dĩ nhiên không đơn giản như những gì phân tích trong bài viết một cách dễ dàng. Vì để có được kiến thức phân tích một cách thực dụng như thế này là cả một kho kiến thức về xác suất thống kê làm hàm kỹ thuật giá chốt chặn trên, chốt chặn dưới. Rồi kiến thức yếu tố ảnh hưởng giá vàng của toàn cầu. Và không thể thiếu kiến thức về chiến tranh tiền tệ với một trái tim lạnh không còn biết sợ là gì.

Khi con người ta không còn biết sợ, tức là con người ta không còn cảm nhận hạnh phúc và khổ đau trên cõi đời này. Đó cũng là lúc không còn gì để đáng yêu để mà sống. Để có thể có bản lĩnh chơi vàng online một cách khoa học và tự tin thì không thể thiếu một trái tim như thế, ngoài kiến thức đã trang bị.

Asia Clinic, 13h29', ngày thứ Hai 26/9/2011