Danh sách Blog của Tôi

Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2012

SỬNG SỐT TRƯỚC NHỮNG HÌNH ẢNH CỦA CSCSGT VIỆT NAM

Nói thật với các anh cảnh sát Việt Nam, Với các anh, tôi luôn nhìn vào với con mắt thân thiện. Bảo vệ dân lành, trấn áp tội phạm, bắt gọn bọn lừa đảo, chặn đứng các tội ác của bọn buôn bán ma túy, đứng ra giải quyết tai nạn giao thông, phân luồng.... những hình ảnh đó, người dân không bao giờ quên các anh, luôn ghi ơn " Những chiến sỹ công an Nhân Dân". Tôi cũng nghĩ, giá như các anh không bắt bớ đàn áp những người biểu tình yêu nước, không đánh, tra tấn dân, có trình độ cùng trao đổi với những người trí thức về vận mệnh đất nước chứ không áp đặt để có tiếng nói chung hay như công khai với những việc làm của mình để dân tin chứ không phải " trá hình" ngụy trang theo dõi dân...Tốt bao nhiêu! Và cứ " công khai" như những bức hình tôi copy  tư Sohanews về lại trên trankytrung.com, người dân Việt Nam, trong đó có tôi vui và nhớ các anh biết bao nhiêu. 

          Hãy đi cùng với NHÂN DÂN!

------------------------------------


sung-sot-truoc-nhung-hinh-anh-cam-dong-ve-chien-si-csgt

Một bức ảnh chụp hai cảnh sát giao thông hết mình giúp người dân đã được đăng tải trên nhiều diễn đàn và lan truyền trên mạng xã hội Facebook với tốc độ chóng mặt. Nhiều người bày tỏ niềm ngỡ ngàng và cảm phục trước hành động của hai cảnh sát giao thông này.

sung-sot-truoc-nhung-hinh-anh-cam-dong-ve-chien-si-csgt

Bức ảnh về hai đồng chí cảnh sát của Đội CSGT Chợ Lớn tức tốc đưa người bị thương đi cấp cứu khi đang trên đường tuần tra. Hình ảnh đẹp này của 2 chiến sĩ CSGT đã khiến nhiều người chứng kiến không khỏi xúc động

sung-sot-truoc-nhung-hinh-anh-cam-dong-ve-chien-si-csgt

Thêm một hình ảnh nữa về thái độ tận tâm của cảnh sát giao thông hợp sức cùng người dân cứu giúp một xe tải bị sa lầy trong mưa lũ.

sung-sot-truoc-nhung-hinh-anh-cam-dong-ve-chien-si-csgt
Và có lẽ điều này đủ để khỏa lấp phần nào định kiến, ác cảm của nhiều người về sự tiêu cực của CSGT. Bất chấp mưa bão, nước ngập. người cảnh sát giao thông vẫn đứng dưới mưa để phân luồng giao thông, đảm bảo an toàn cho các phương tiện khi di chuyển.
 
------------------------------------
nguon:sohanews

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

Một câu chuyện cảm động: Những Người Lính

Một câu chuyện cảm động: Những Người Lính

Một câu chuyện cảm động: Những Người Lính - HoPhap.net
Để câu chuyện thêm rõ ràng, tưởng cũng cần nói thêm là mấy lúc sau này, trong mục đích cạnh tranh giảm tiền vé tối đa, các hãng hàng không không còn serve thức ăn trên tàu bay cho hành khách economy class (trừ business class hay first class và những chuyến oversea long hours) mà thay vào đó chỉ bán sandwich, snack dưới hình thức BOB (buy on board) những đồ ăn trưa.
Nguyên Trần
 

Tôi đặt hành lý vào hộc ở trên đầu ngồi rồi ngồi xuống ghế. Đây là chuyến bay dài làm tôi ước gì mình có một quyển sách hay để đọc trên phi trình. Có lẽ tôi cũng cần chợp mắt một chút.

 

Vừa lúc trước khi máy bay cất cánh, một nhóm 10 người lính trẻ men theo lối đi và ngồi hết vào chỗ trống rải rác còn lại. Chẳng có gì để làm, tôi bắt đầu gợi chuyện người lính ngồi gần nhất.

-Các cậu đi tới đâu vậy?

-Petawawa. Chúng tôi sẽ ở đó hai tuần để thụ huấn một chương trình huấn luyện đặc biệt rồi sau đó sẽ bổ sung tới A Phú Hãn.

 

Sau khi máy bay cất cánh độ một tiếng thì tiếng loa thông báo là trên máy bay có bán thức ăn nhẹ đựng trong bao giá $5.

 

Cũng còn lâu lắm chuyến bay mới tới phía Đông nên tôi quyết định mua một bao đồ ăn để vừa ăn vừa giết thì giờ. Khi tôi móc bóp lấy tiền thì chợt nghe một người lính hỏi bạn mình là có muốn mua thức ăn không.

 

-Không! Có vẻ như mắc quá đó. Bao lunch gì mà tới $5. Thôi tao ráng đợi tới căn cứ hẳn hay.

Và anh lính trẻ gật gù đồng ý với bạn.

 

Tôi đảo mắt nhìn chung quanh thì thấy mấy người lính khác cũng không có ý định mua gì cả mặc dù lúc đó cũng đã tới giờ ăn trưa rồi. Một ý nghĩ chợt đến trong đầu, tôi gọi người nữ tiếp viên tới đưa cho bà ta $50 và nói:-Xin bà vui lòng lấy thức ăn cho những người lính này.

 

Người tiếp viên ngạc nhiên nắm chặt lấy tay tôi, qua đôi mắt long lanh ngấn lệ vì xúc động, bà ngõ lời cám ơn tôi và nghẹn ngào:

-Con trai tôi cũng là một quân nhân đang chiến đấu tại Iraq. Nghĩa cử này của ông như đang dành cho nó vậy.Rồi bà xăng xái đi lấy 10 bịch đồ ăn trao cho tất cả các người lính trên tàu. Sau đó bà dừng lại chỗ tôi hỏi:

-Thưa ông dùng gì ạ? Bò, gà rất hảo hạng.

-Xin cho tôi gà.

 

Tôi trả lời bà ta trong một thoáng ngạc nhiên vì theo tôi biết hạng economy bây giờ chỉ có BOB thôi mà.

 

Người nữ tiếp viên đi về phía trước của máy bay độ một phút sau đó trở lại với nguyên khay thức ăn nóng hổi dành cho hành khách vé hạng nhất, bà trịnh trọng nói với tôi:

-Đây là tấm lòng tri ân nho nhỏ của những người trên chuyến bay này đối với ông.

Sau khi ăn xong với tâm trạng sảng khoái nhẹ nhàng, tôi bước tới phòng vệ sinh ở phía sau cùng. Trên đường đi, một người đàn ông thình lình đứng lên chận tôi lại nói:

-Tôi rất cảm phục việc ông làm, xin ông cho tôi được chia phần mà vui lòng nhận cho.

Nói xong, ông ta dúi vào tay tôi 25 mỹ kim.

 

Sau đó không lâu, viên phi công trưởng rời buồng lái vừa đi vừa nhìn số ghế ghi trên hộc hành lý, linh cảm khiến tôi thầm mong ông ta đừng kiếm tôi nhưng … ô kìa! Ông ta dừng lại ngay hàng ghế của tôi rồi cười thật tươi và chìa tay ra nói:

-Tôi muốn được bắt tay ông.

Cực chẳng đã, tôi mở dây an toàn đứng dậy bắt tay viên phi công trưởng.

Với giọng hân hoan, ông ta nói lớn như để mọi người cùng nghe:

-Tôi cũng đã từng là một quân nhân và cũng là phi công chiến đấu. Có một lần có người cũng mua cho tôi thức ăn. Điều đó thực sự thể hiện cả một tấm lòng tốt đẹp mà tôi không bao giờ quên.

 

Cả một tràng pháo tay tán thưởng vang dội làm tôi đỏ bừng mặt vì mắc cở.

Chỉ với một hành động nhỏ nhặt tầm thường của tôi mà đánh động lương tâm con người đến thế sao?

 

Vì chuyến bay quá dài nên có một lúc, tôi phải đi bộ về phía trước để dãn gân cốt thì bỗng nhiên có một nam hành khách ngồi trên tôi độ sáu dãy đưa tay ra bắt và để lại trong tay tôi cũng 25 mỹ kim.

 

Bầu không khí trên chuyến bay thật nhẹ nhàng và chan hòa tình người cho tới khi máy bay hạ cánh. Tôi lấy hành lý và bắt đầu bước ra khi vừa tới cửa máy bay thì một người đàn ông chận tôi lại và nhét nhanh vào túi áo tôi một thứ gì đó xong ông ta vội vả bước đi mà không nói một lời. Lại thêm $25 nữa.

 

Nếu tính ra, tôi chỉ chi có $50 mà bây giờ thu lại tới $75. Kiếm được $25 dễ dàng đến thế sao! À! Quên! Còn bữa ăn thiệt ngon miệng nữa chứ.

Đúng là khi ta làm phải thì không bao giờ lỗ lã cả.

 

Tôi vui vẻ bước nhanh vào cửa phi trường thì thấy mấy người lính trẻ kiểm điểm nhân số để chuẩn bị về căn cứ. Tôi tiến tới trao cho họ 75 mỹ kim và nói:

-Từ phi trường về tới trại phải khá xa. Mà bây giờ cũng đã tới giờ để dằn bụng một cái sandwich chứ. Trời Phật sẽ ban ơn cho các cậu.

 

Mười người lính trẻ trong ngày hôm đó chắc đã rời chuyến bay trong tâm trạng yêu thương và kính mến những hành khách đồng hành. Tôi hăng hái bước tới xe với lời thì thầm nguyện cầu cho tất cả sẽ được trở về trong an bình.

 

Những chàng trai nầy đã hy sinh tất cả cho quê hương mà tôi chỉ biếu họ có một vài phần ăn. Thật là quá ít ỏi nếu không muốn nói là chỉ trong muôn một.

 

Nghĩ xa hơn nữa, người cựu chiến binh đã từng đánh đổi cả cuộc đời khi viết lên chi phiếu trắng đề tên người nhận là “Hiệp Chủng Quốc” mà số tiền có thể lên đến chính sinh mạng của họ.

 

Đó là một vinh dự tối cao lẽ ra cả đất nước phải dành cho họ nhưng than ôi! Có nhiều người đã không cần biết tới và bỏ quên họ.

 

Xin các Đức Hộ Quốc Nhân Vương Bồ Tát và Kim Cang Đại Lực Sĩ Bồ Tát gia trì sức mạnh và lòng can đảm cho bạn chuyển tiếp câu chuyện này tới bạn bè quen biết.

Riêng tôi thì đã làm xong.

 

Nguyên Trần, Toronto

Source: Đức Diệu Tường Email
http://www.hophap.net/hp/?15659=5&596=50&759=3306&59615=4

 

GIẢI CỘNG NHI THOÁT

GIẢI CỘNG NHI THOÁT

                                                                  HÀ SỸ PHU
Trong “Thư gửi người đang yêu” nhà văn Phạm Đình Trọng đã nói với những bạn bè còn vương vấn chút “yêu đương” với Chủ nghĩa Cộng sản, rằng chủ nghĩa Cộng sản mà học thuyết Mác-Lê vạch đường là một chủ nghĩa sai lầm, chỉ gây ra tội lỗi với đất nước, không thể sửa chữa mà chỉ có cách duy nhất là xoá bỏ tận gốc.
Có một thực tế là trong nước cũng không ít người đã suy nghĩ gần giống như vậy nhưng còn đắn đo chưa nói hết ra thôi. Nhưng kẻ xâm lược đâu có chờ ta, chúng cứ khẩn trương lấn tới, ngày một nguy hiểm. Nay quân xâm lược đã riễu binh đến sát cửa nhà, thậm chí vào rất sâu trong nội tình, nội địa. Trước tình hình ấy, nhiều Blogger đã bày tỏ ý kiến rốt ráo quyết liệt hơn trước. Tôi xin liên kết nhiều ý kiến về lý luận và thực tiễn đã có trên công luận, từ gốc đến ngọn, nói gọn lại cho rõ ràng hơn.
1. Nhận thức về chủ nghĩa Mác-Lê đã xong về LÝ LUẬN: 
Chủ nghĩa Mác-Lê [1] là một lý thuyết muốn làm điều tốt nhưng nội dung tư duy lại phi khoa học, hoang tưởng, nên sau những phấn khích ban đầu, cuối cùng chỉ tạo ra những xã hội phi lý, đảo ngược luân thường, kìm hãm và phá nát xã hội, tạo những cơ hội bằng vàng cho những kẻ cơ hội chính trị lợi dụng nhảy lên thành những bạo chúa mới, và gây những tai hoạ cực lớn cho nhân loại, vì thế cần phải vứt bỏ.
Trải hơn một thế kỷ và trên phạm vi toàn nhân loại, đến nay nhận thức khoa học đào thải chủ nghĩa hoang tưởng ấy đã hoàn tất. Quanh vấn đề phê phán chủ nghĩa này bây giờ nói gì cũng chỉ là lặp lại (hoặc nhai lại) những điều đã giải quyết xong. Với một chân lý đã hiển nhiên thì mọi lý luận dài dòng đều là thừa. Chân lý đã có (căn cứ vào nhân loại văn minh) thì mặc nhiên sử dụng đâu cần chứng minh lại? Chân lý nằm ở cộng đồng nhân loại 200 nước, trong đó có tất cả những nước tiêu biểu nhất cho tri thức nhân loại, hay nằm ở 4 nước Cộng sản tàn dư đang cố biến thái để tồn tại?
Với người có tim óc bình thường, chân lý ấy khỏi cần bàn cãi. Còn với những luận điểm “chày cối” thì vấn đề lại sang một bình diện khác, không còn ở lý luận khoa học, càng lý luận khoa học bao nhiêu lại càng vô ích bấy nhiêu.
2. Vấn đề Mác-Lê chưa xong trong thực tế Việt Nam. 
Mặc dù chân lý đã hiển nhiên, nhưng ở Việt Nam, với 3 “típ” người này thì chân lý ấy vẫn cứ “có vấn đề” để tranh cãi mãi không dứt:
- Những người quá yếu về tư duy khoa học nên lạc hậu về nhận thức, - Những người có tư duy nhưng còn nặng duy cảm hơn duy lý, nên lúng túng chưa biết xử lý ra sao với gánh nặng tình nghĩa và di sản trong quá khứ.
- Những kẻ cố tình cãi chầy cãi cối vì mục đích duy lợi. Tổng số 3 “típ” người này đang còn rất đông và còn chi phối xã hội, nên trong thực tế câu chuyện Mác-Lê chưa thể chấm dứt.
Tuỳ theo mức độ và động cơ khước từ chân lý mà họ có thể còn những nét đáng yêu, đáng thông cảm, hoặc đã thành đáng trách, đáng giận, hoặc đáng ghét. Với những trường hợp ấy hoặc chỉ cần nói ngắn gọn, chỉ nói vào những chuyện thực tế, hoặc phải ứng xử bằng cách khác, tuyệt nhiên không cần lý luận bài bản dài dòng như một đề tài triết học chuẩn mực cho phí công.
Lại có người suy nghĩ đơn giản: Chính ĐCS ngày nay thực chất có theo Mác-Lê nữa đâu, ta nói Mác-Lê nữa làm gì? Xin thưa, ĐCS chỉ bỏ một phần trong “Mác Kinh tế” thôi, đâu có bỏ lề lối chuyên chính Mác-Lênin-Staline trong hệ thống chính trị? ĐCS còn cần đến Mác-Lê cả về danh nghĩa lẫn nội dung.
Chủ nghĩa Mác-Lê (và dẫn xuất là tư tưởng HCM) vẫn là cơ sở để một đảng CS độc quyền có thể tồn tại, vẫn là yêu cầu có tính chất sinh-tử để duy trì một xã hội với nhiều điều ngang trái như hiện nay, mất nó điều 4 Hiến pháp sẽ không có lý do tồn tại, đảng phải giữ nó như giữ con ngươi của mắt mình chứ không phải chỉ là cái vỏ hờ bên ngoài. Có điều là cái mà người ta cần đặt lên bàn thờ để sử dụng chưa hẳn đã là cái người ta coi là thiêng liêng (như sẽ nói thêm ở phần sau).
Thực chất khẩu hiệu “Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN” không phải nhằm cái đích XHCN xa xôi mà ai cũng biết là không có thật, mà phải hiểu một cách thiết thực đó là “Kinh tế thị trường kiểu Cộng sản”, tức là quá trình “tư bản hóa theo những bài bản có lợi nhất mà giới CS chóp bu độc quyền mong muốn”, là dùng chuyên chính Vô sản độc tôn để độc quyền tích lũy tư bản, không loại trừ quyền buôn bán tài nguyên và lãnh thổ quốc gia. Chừng nào quá trình tư bản hoá ấy đã xong thì cái vỏ Mác-Lê sẽ hết tác dụng, và buộc phải hết tác dụng, nếu không thì những nguyên lý “có áp bức thì có đấu tranh” và “đào mồ chôn Tư bản” sẽ quay ngược mũi dùi vào chính giai cấp Tư bản đỏ do Mác-Lê đẻ ra.
3. Vua đã cởi truồng , dân làm sao còn giữ “Lễ” ?
Tại sao sự giả dối lại phát triển thành căn bệnh phổ biến và trầm kha như hiện nay?
Một chủ nghĩa phi khoa học lại muốn được mọi người tôn vinh là duy nhất khoa học để cả xã hội tuân theo thì đương nhiên phải lừa bịp, kết hợp với bạo lực áp đặt. Nhưng trong hai biện pháp đó thì cách lừa bịp, nguỵ biện, giả khoa học để ngụy tạo sự “tự nguyện” mới là chủ yếu, là sở trường, còn bạo lực với nhân dân chỉ là phương án 2, phương án bất đắc dĩ. Nhưng sang giai đoạn mạt kỳ, thực tế đã phơi bày hết thảy, sự mị dân mất tác dụng, thì phương án 2 dần trở thành chủ yếu, các ĐCS phải bỏ sở trường dùng sở đoản là dùng bạo lực với nhân dân. Uy tín không còn, chính danh không còn, ngai vàng còn giữ được nhờ hết vào đội KIÊU BINH khổng lồ, rải khắp hang cùng ngõ hẻm.
Công an thì ngang nhiên tuyên bố “chỉ biết còn Đảng còn mình”, quân đội chẳng những tuyên thệ trung với Đảng mà còn tuyên bố nhân dân nào theo đảng mới được coi là nhân dân!. Tóm lại, dưới gầm trời Việt Nam thì công an, quân đội đã là của đảng mà dân cũng là của đảng luôn (nếu không chấp nhận điều ấy thì thành thù địch). Kiêu binh vừa gắn chặt với Đảng của xã hội đỏ lại vừa công khai đi sóng đôi với côn đồ của xã hội đen trước thanh thiên bạch nhật, kiêu binh thản nhiên làm điều vô pháp luật, luật là tao, tao thích bắt là bắt cần gì phải lệnh, kiêu binh đánh chết người nếu thích, kiêu binh sẵn sàng văng cả đồ dơ vào mặt những vị đương quyền tối cao của họ nếu cần thiết…, khi kiêu binh đã muốn ra oai với dân thì mặt mũi các quan đương triều cũng chẳng là cái đinh gì, vì họ thừa biết lúc này ai đang cần đến ai?
Phơi hết sự tàn bạo bất cận nhân tình không cần che đậy, đấy là sự tự bóc trần, tự “khoả thân chính trị” của chế độ chuyên chính trong nước. Đồng thời, sự chuyên chính trong thế giới Cộng sản với nhau cũng “khoả thân” luôn không che đậy: việc chính thức thành lập thành phố biển Tam Sa với đầy đủ quy chế hành chính và quân sự, việc kêu gọi đầu tư ngay trong thềm lục địa đương nhiên của Việt Nam, đưa 23.000 tàu đánh cá tràn vào vùng biển Việt Nam… đã tự lột trần cái bản mặt giả dối của chủ nghĩa quốc tế Cộng sản đến mức không còn một chút lá nho, cả những 16 chữ vàng, quan hệ 4 tốt, và cuộc thi ca khúc Việt-Trung và lời kêu gọi tri ân kẻ xâm lược cũng trở nên trơ trẽn, hèn hạ không thể chấp nhận. Làm những điều quá hạ sách ấy, cả thế giới Mác-Lê như muốn thách thức công luận rằng “ông vô lý, ông tàn bạo, ông ngang ngược thế đấy, ông cứ làm trái ý dân, cứ làm trái công pháp quốc tế thế đấy làm gì được ông”?. 
Thế là Vua đã cởi truồng tồng ngồng giữa phố như trong truyện ngắn Andersen mà hết thảy vẫn cứ đeo mặt nạ để ca ngợi bộ áo choàng quang vinh vô địch muôn năm! Thực chất chế độ Cộng sản chỉ là một chế độ phong kiến biến tướng [2], nên suốt nửa thế kỷ nay, dù oan ức đến mấy người dân vẫn phải cư xử, ăn nói nhỏ nhẹ cho phải đạo, nói có chỗ dù không bao giờ được trả lời, chỉ nói râu ria cấm nói vào chỗ phạm. Ngay cả khi có báo chí “lề Dân” ở trong nước thì lúc đầu cũng chỉ dám nói vào những việc cụ thể, không chạm đến Đảng, nếu muốn chạm đến gốc rễ của chủ nghĩa và lãnh tụ thì nói theo kiểu “ám chỉ” xa xôi nhưng ai cũng hiểu… Tất cả những sự đeo mặt nạ giả dối ấy chẳng qua là giữ LỄ trong một thể chế phong kiến cho phải đạo, ăn nói ra vẻ cung kính nể nang nhưng trong lòng đã hết tin yêu rồi.
Trò xiếc dối trá lẫn nhau, cố giữ bộ mặt đúng quy cách ấy không thể kéo dài mãi. Phía vua quan đã “khoả thân tới số” thì dân chúng còn cung kính giả vờ sao được? Dùng súng hoa cải uy hiếp kẻ cưỡng chế đất, bắt nhốt Công an để hỏi cung, phụ nữ liều mạng khoả thân để giữ đất… vân vân… là những hành động “phá cách”! (Nhưng mẹ con bà Lài đã lầm, cái giới hạn nhân cách tuyền thống mà bà tưởng là ranh giới phòng vệ cuối cùng thì trong thế giới của những Nguyễn Trường Tô-Hô đâu có giá trị gì?).
Đến giai đoạn này thì các Blogger trong nước cũng không giữ Lễ nữa: không cần ám chỉ mà kể thẳng tên người tên việc dù là thủ tướng hay tổng bí thư, hay Bộ Chính trị. Mác-Lê không còn là điểm nhạy cảm phải kiêng, lại còn nghi ngờ rằng Đảng và nhà nước có định chống xâm lược thật không (hay đã đồng tình với giặc xâm lược?), coi chính quyền chỉ là một đám cướp lớn phản động đã rõ ràng…
Một Blogger tối thân cận với trùm chuyên chính Vô sản đã gọi Hồ Chí Minh là ”Ku Nghệ” mà không bị khiển trách thì đủ biết trong hậu trường họ đối với cụ Hồ cũng chẳng thành kính gì. Lại xuất hiện Blog quanlambao (là tiếng nói của nội bộ Đảng, phe Chỉnh đốn đảng chống phe Tham nhũng) chửi thẳng như tát nước vào mặt đương kim Thủ tướng còn hơn đánh kẻ thù mà không bị trừng trị.
Những ranh giới cũ đã bị phá hết. Một giai đoạn đối thoại mới, bằng ngôn ngữ khác trước, đã bắt đầu. Phía Đảng và nhà nước đã dùng “NGÔN NGỮ” mới (gồm cả ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ hành động) thì nhân dân cũng dùng “ngôn ngữ” mới tương xứng. Vua đã cởi truồng, sao Dân còn giữ Lễ mãi được? Tinh thần nói đúng sự thật, nói hết sự thật đang sang một chất lượng mới.
Cuộc đối thoại mới đã bớt đi rất nhiều mặt nạ phù phiếm để đến gần với sự thật hơn, bổ ích hơn, khẩn trương hơn, hiệu quả hơn. Những lời mạn đàm này gửi đến bạn bè cũng trên tinh thần mới và ngôn ngữ mới ấy.
Một khía cạnh khác của nhu cầu nói thật là nhu cầu về phương pháp. Nếu phía quyền lực đã dùng phương pháp che đậy, nguỵ trang, mơ hồ, chung chung… mà phía phản biện cũng chơi đúng theo cách ấy thì thua! Trong bóng đá người ta bảo thế là “bị áp đặt lối chơi”, phải hết sức tránh. Lúc đầu nói thật quá e sẽ bị quy chụp nên phải thủ thế, nhưng nay đã khác.
4. Tình hình đã quá chín muồi cho một cuộc xâm lược.
Khi Trung quốc chính thức thành lập thành phố Tam Sa (gồm 2 quần đảo HS và TS của Việt Nam) và đưa 23.000 tàu đánh cá vào vùng biển VN nhiều người gọi hành động ấy là liều lĩnh và lấy làm ngạc nhiên. Thực ra không đáng ngạc nhiên và Trung Quốc không hề liều lĩnh khi đã thiết kế chiến lược một cách vững chắc và tính toán cụ thể chắc ăn trăm phần trăm.
Do vị trí địa-chính trị nên Việt Nam trở thành cửa ngõ mà chủ nghĩa Đại Hán buộc phải chiếm lĩnh để bành trướng về phía nam, nhưng Việt Nam trước đây đã kiên cường và mưu lược, phá tan mộng xâm lăng ấy của Trung Quốc.
Bất hạnh thay, sự xuất hiện trào lưu Quốc tế Cộng sản hoang tưởng đã cung cấp cho Trung Quốc một cơ hội bằng vàng. Họ tận dụng những đặc trưng của Cộng sản để đưa con mồi vào lưới. Con mồi tự tìm đến cái bẫy, nhưng bị tấm màn “Quốc tế đại đồng” che mắt, nhìn cái bẫy thành chốn ruột thịt nương thân. Những năm 1949-1950 khai thông biên giới Việt Trung, một VN đã kiệt lực buộc phải dựa hẳn vào Trung Quốc để có sức đánh nhau với Pháp, những món hàng việt trợ từ vũ khí, quân trang quân dụng đến nhu cầu dân sinh là khởi đầu những trói buộc có tính chiến lược, là sợi dây thòng lọng đầu tiên, tận dụng những quan hệ thân thuộc của những người lãnh đạo đã có với Trung Quốc làm sợi dây liên kết.
Cái thòng lọng thứ hai là do chuyến ngoại giao cầu hòa của Việt Nam diễn ra tại Thành Đô ngày 3-4/9/1990. Xét trong quan hệ có tính lịch sử giữa 2 kẻ thù truyền kiếp thì cuộc cầu hoà này chính là cuộc tuyên bố đầu hàng. Với hiệp ước Thành Đô (nhất định lịch sử sau này sẽ bạch hoá) Trung Quốc đã tẩy rửa được dấu vết chống Trung Quốc của Việt Nam tượng trưng bởi ý chí chống Tàu cứng rắn của TBT Lê Duẩn và cuộc chiến biên giới 1979. Sau hội nghị Thành Đô kế hoạch xâm lược đã thiết kế xong những nước cờ căn bản.
Từ đấy trở đi, chỉ cần 4 năm một lần Trung Quốc khống chế người cầm đầu Việt Nam, tức Tổng Bí thư đảng, là đủ cho kế hoạch xâm lược tiến hành trôi chảy. Muốn vậy  phải giữ cho VN yên vị theo chế độ Cộng Sản, không được dân chủ hoá, không được liên kết chiến lược với Hoa Kỳ.
Kết quả của chủ trương liên kết chiến lược với Trung Quốc và liên kết lửng lơ với Hoa Kỳ là đã tạo những “điều kiện cần” và “điều kiện đủ” cho cuộc thôn tính Việt Nam một cách hoà bình. Điều kiện “cần” là một bộ máy lãnh đạo Việt Nam phải là bộ máy thân thiện Trung Quốc, không coi Trung quốc là xâm lược, đồng thời nhân dân Việt Nam thì tinh thần bạc nhược, không quan tâm đến sự đe doạ của Trung quốc, chấp nhận để “Đảng và Nhà nước lo”. Điều kiện “đủ” là làm sao khống chế được sự phản kháng của lực lượng tinh hoa là những người Việt còn giữ được sự cảnh giác và lòng quyết tâm bảo vệ đất nước, không cho họ đánh thức được dân chúng, đồng thời Hoa Kỳ và quốc tế không can thiệp.
Khi ĐCSVN đã cam kết với ĐCS TQ thực hiện đủ những điều kiện ấy, thì (xin lỗi) chỉ một Trung Quốc ngu mới không tiến hành xâm lược Việt Nam.

Giữa lúc quân xâm lược kéo binh mã rầm rập vào trong biên cương Tổ quốc mà các thủ lĩnh tối cao thì im phăng phắc, nhưng ra lệnh cho khắp nơi hát vang lời hữu nghị và tri ân, cho tướng lĩnh đứng ra tay bắt mặt mừng, và ra sức bắt giữ những người phản đối xâm lược! Cảnh tượng diễn ra như một trận công thành được chuẩn bị chu đáo, có nội công, vô hiệu hóa lính gác, vô hiệu được quân lính trong thành, lại tổ chức sẵn một đội kèn trống chào mừng, nghênh đón sứ quân của thiên triều. Tất cả như có sự phân công, phối hợp trong ngoài vậy. Chẳng trách người dân phải đặt thẳng sự nghi ngờ vào lòng dạ của người cầm vận mệnh đất nước:
“Nguy cơ mất nước là hoàn toàn có thật. Đến lúc này nhân dân buộc phải hỏi: Đảng và Nhà nước có thực sự muốn chống xâm lược không? “ 
(Cả đến việc thông qua Luật biển, làm nức lòng nhiều người , nhưng tiến hành song song với những động tác ve vãn kẻ xâm lược và cấm dân biểu tình thì có đáng tin không hay chỉ là “đánh trận giả” để đánh lừa dân chúng, giúp kẻ địch tiến thêm một bước nguy hiểm?).
Thiên vạn cổ chưa có trận chiến nào được bố trí vẹn toàn như thế, sao lại bảo cuộc tấn công ấy là liều lĩnh được? Chiến thắng trong tầm tay, an toàn 100% như thế mà không tiến công thì Trung Quốc ngu à?.
5. Giải Cộng nhi thoát! Có từ bỏ Mác-Lê cùng với cái gọi là XHCN mới cứu được nước! 
Xem như vậy thì suốt từ 1950 tới nay (2012), tất cã những thiết kế chiến lược và thực thi từng bước chiến thuật cho sự thôn tính Việt Nam kiểu mới của Trung Quốc đều phải dựa trên một nhân tố trung tâm và quán xuyến là đảng Cộng sản, thiết chế Cộng sản, và quan hệ Cộng sản. Việt Nam nếu không là Cộng sản thì Trung Quốc hoàn toàn bó tay. 
Vậy, theo lô-gích, đáp số của bài toán phòng thủ đất nước trước nạn Tân Bắc thuộc đã hiện ra rõ mồn một. Một Việt Nam 90 triệu dân, dân chủ pháp quyền phi Cộng sản, có bầu bạn khắp năm châu, chẳng có lý gì phải nằm trong vòng tay “ôm ấp” của Trung Quốc thì anh bạn khổng lồ xấu tính buộc phải nhớ đến những Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa mà chìa bàn tay hữu nghị giao thương với sự bình đẳng và kính nể.
Truyện kể rằng: Tướng nhà Minh Lưu Bá Ôn vào thăm mộ Khổng Minh, mặc giáp sắt khi đi qua cổng lát bằng nam châm liền bị hút chặt xuống đất. Lưu Bá Ôn đang luống cuống bỗng ngước nhìn lên thấy một bức hoành trên đề bốn chữ “Giải y nhi thoát” 解 衣 而 脱 (Cởi áo ra thì thoát) bèn làm theo…
Nay chủ nghĩa Mác-Lê đối với ĐCSVN cũng chỉ như chiếc áo giáp sắt, mặc vào là bị thanh nam châm khổng lồ Trung quốc hút chặt, không ngẩng lên được. Giải Cộng nhi thoát 解而 脱, là cách tự cứu duy nhất, đẹp lòng dân tộc, và vẹn cả đôi đường.
KẾT LUẬN: GIỜ NGUY BIẾN ĐÃ ĐIỂM !
1. Trước mắt, muốn cứu nước, dân ta cần phá cho được cái chiến lược “diễn biến hoà bình” trong quan hệ Trung-Việt, mà thực chất là xâm lược hoà bình và làm mất nước một cách hoà bình! Họ muốn đô hộ một nước khác mà không cần gây một cuộc chiến tranh xâm lược, kế hoạch thật là thâm độc!
Chiến lược xâm lược hoà bình này do nhà cầm quyền Tân Đại Hán khởi thảo và áp đặt, ĐCSVN tự sa vào thế kẹt buộc phải làm theo. Hai đảng thoả thuận kín, quyết định số phận của Việt Nam là nước nhỏ hơn, nhân dân cả hai nước đều được sử dụng như những công cụ.
Chỉ có nhân dân Việt Nam mới giúp được ĐCSVN ra khỏi thế bị kìm kẹp này. Nhưng muốn vậy ĐCS phải dũng cảm chịu đau một chút, khiêm nhường một chút, giảm đi một chút lòng “kiêu ngạo cộng sản” vô lối, để thừa nhận nhân dân, để “lột xác”, thoát khỏi chủ nghĩa hoang tưởng phản tiến hoá để trở về với dân tộc, tìm lại sự vinh quang chính đáng trong niềm kiêu hãnh chung của cả dân tộc.
Bằng sự gặm nhắm của chiến lược Việt-Trung hữu hảo diễn biến hoà bình, “cái ổ chim đại bàng” mà tổ tiên ta gây dựng đang từng ngày từng giờ chật hẹp dần lại một cách toàn diện, thành “cái tổ con chim chích” như vua Trần Nhân Tông đã lo trước nhiều thế kỷ. Hoạ mất nước đã nhỡn tiền!
Không nhân dân nào thích chiến tranh, nhưng lời QUYẾT CHIẾN, chứ không HÒA, của Hội nghị Diên Hồng là vết son trong lịch sử. Hoà bình là quý, nhưng hoà bình để mất nước êm như ru là thứ hoà bình đáng nguyền rủa, không thể so với sự diễn biến hoà bình để tự chuyển hóa thành một nước dân chủ văn minh, chính là thứ hòa bình công chính và kiêu hãnh, không kẻ nào chống được.
2. Về căn bản và lâu dài, xuất phát từ nhu cầu xây dựng đất nước cũng như từ yêu cầu bảo vệ đất nước khỏi hiểm họa Bắc thuộc, xã hội Việt Nam phải từ giã ảo tưởng Cộng sản, trở về một chế độ dân chủ lành mạnh thông thường như các nước văn minh, không có con đường nào khác. Chừng nào còn giữ chế độ gọi là “Xã hội chủ nghĩa” bên cạnh anh Cộng sản khồng lồ Trung Quốc, thì hoạ mất nước là thường trực.
Có thể ĐCSVN lường trước bước thứ hai này nên nghi ngờ và cấm người dân biểu tình chống Trung Quốc xâm lược?
Tôi nghĩ mọi việc hoàn toàn trong sáng, không có gì thủ đoạn ở đây. Cần nói thật với nhau rằng việc trước mắt cũng như lâu dài đều đòi hỏi phải tháo vòng Kim-cô chuyên chính Vô sản, nhưng tính chất hai việc khác nhau xa. Kẻ xâm lược là giặc đến từ bên ngoài, cần phải làm cho họ thất bại trong âm mưu đó, việc ấy phải làm ngay không thể chần chừ, hoàn toàn không giống với quan hệ người trong một nước với nhau, quan hệ được cố kết bởi tình yêu Tổ quốc ngàn đời thiêng liêng, để cùng xây dựng một đất nước văn minh là điều hoàn toàn có thể thực hiện được, mà nước Đức là một tấm gương đầy thuyết phục.
9-8-2012


Hà Sỹ Phu
danlambaovn.blogspot.com
http://huynhngocchenh.blogspot.com/2012/08/giai-cong-nhi-thoat.html

Người con gái suy tư cho Tổ Quốc

Trong “Lời nói đầu” cuốn chính luận “Suy tư và Ước vọng” xuất bản ở nước ngoài cách đây hơn chục năm tôi đã viết: “… Dẫu rằng, vì những dòng Suy tư này mà tôi từng chịu bao nhiêu lao lung, khổ ải, tôi vẫn không thể quên lời nhà chí sỹ Phan Bội Châu:

Sinh vi nam tử yếu hy kỳ 
Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di! 
Ư bách niên trung tu hữu ngã 
Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy 

(Đã sinh ra làm trai thì cũng phải khác đời 
Lẽ để trời đất muốn xoay vần tới đâu thì tới 
Trong khoảng trăm năm đã có ta (thì ta phải gánh vác lấy công việc) 
Còn như chuyện ngàn năm sau thì có người sắp tới). 

…… Tôi vẫn Suy tư để tồn tại, để được Ước vọng cùng Nhân dân tôi, Đất nước tôi”. 

Không thể nói tôi không kiên trì, không nhẫn nại nhưng, cho đến nay hầu như Suy tư của tôi chẳng đi đến đâu và Ước vọng hầu như chẳng còn gì. Chỉ còn lại “Mối sầu như tóc bạc/Cứ cắt lại dài ra!”

Vui sao, bỗng nhiên tôi gặp một người đồng hành, một “Phượng hoàng sơ sinh” khi tôi đã là “Lão ô bách tuế”. Huỳnh Thục Vy cùng tuổi Tý với tôi nhưng sinh sau tôi non nửa thế kỷ (chính xác là 4 giáp = 48 năm). 

Vy có tuổi thơ cũng gian nan khốn khó như tôi. 

Vy: 7 tuổi mồ côi mẹ, 9 tuổi cha đi tù, phải đi làm công nhân kiếm sống, không được học đại học chính quy mà phải học đại học từ xa song vẫn là một cử nhân luật cừ khôi, có trình độ tiếng Anh trội hơn hẳn đa số cử nhân luật chính quy. Hiện nay Vy phải đi dạy tiếng Anh chứ không được hành nghề luật sư. 

Tôi: 10 tuổi phải ngồi bán nước vối ở đầu chợ phủ Thọ Xuân, Thanh Hóa; khi gặp lại cha, chỉ được đi học hơn một học kỳ nhưng đã đỗ Primaire năm 1947, lúc 11 tuổi, (thuở ấy nếu 6 tuổi vào lớp 6 thì phải học 7 năm gồm các lớp: 6, 5, 4 3, nhì đệ nhất, nhì đệ nhị và lớp nhất, mới được vào thi Primaire bằng tiếng Pháp); vậy mà, mãi đến năm 44 tuổi mới được bảo vệ luận án tiến sỹ vì... lý lịch gia đình! 

Đại học từ xa cũng giống đại học tại chức. Người ta thường bảo “Dốt như chuyên tu, ngu như tại chức”, nhưng chỉ qua những gì đọc được đã làm tôi thán phục sự uyên thâm, uyên bác của vị cử nhân không chính quy này. Đội ngũ luật sư danh giá với những Trần Lâm, Lê Chí Quang, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Trần Quốc Hiền, Lê Trần Luật, Lê Công Định, Lê Quốc Quân, Cù Huy Hà Vũ, Phan Thanh Hải, Tạ Phong Tần, Huỳnh Thục Vy... làm cho hàng ngũ những người đấu tranh cho sự nghiệp dân chủ hóa ở Việt Nam trở nên sáng giá không chỉ bởi đức dấn thân mà còn bởi chất trí tuệ. 

Tôi cũng ý thức như Huỳnh Thục Vy: 

“Tôi cho rằng một người đấu tranh cho dân chủ ít nhất phải biết dân chủ có điều kiện, mục đích và đặc trưng nào. Phải có hiểu biết nhất định về một vấn đề ta mới có thể nhiệt thành mà dấn thân vì nó. Không phải bất cứ ai phản kháng với chính quyền độc tài đều là những người có khả năng kiến lập nền dân chủ. Vậy muốn thành công trong công cuộc xây dựng dân chủ chúng ta phải là những người tôn trọng và đấu tranh cho cái mà tôi gọi là “những giá trị thật” chứ không phải là những giá trị được thổi phồng bởi số đông” (1). 

Bởi vì “Như tất cả chúng ta có thể thấy, trong lịch sử nhân loại cũng như trong các sự kiện thế giới gần đây, việc loại bỏ một nền độc tài luôn tương đối dễ dàng hơn và cần ít những phẩm chất tích cực của những người đấu tranh cũng như người dân sở tại hơn việc xây dựng một thể chế mới tốt đẹp. Một cách tương đối, có thể nói rằng nếu việc loại bỏ một thể chế phản động chỉ cần hội đủ những điều kiện dường như tiêu cực hơn như: suy thoái hay sụp đổ nền kinh tế, lòng dân phẫn uất cùng cực, tình hình thế giới biến động, chiến tranh…; thì việc xây dựng nền tự do luôn đòi hỏi ở chúng ta những điều kiện tích cực hơn nhiều: hiểu biết và niềm khao khát tự do, sự thắng thế của văn hóa dân chủ, sự lớn mạnh của các định chế dân sự… Nếu sự ra đi của một chế độ độc tài là một biến cố, thì việc xây dựng nền dân chủ là cả một quá trình liên tục và không có điểm dừng. Một sự nghiệp to lớn như thế cần ở chúng ta- những người đang đấu tranh sự nghiêm túc trong cả suy nghĩ và hành động. Không có tòa nhà to đẹp nào được xây dựng bởi những kẻ lười biếng học hỏi, chểnh mảng và thiếu chín chắn (1). 

Huỳnh Thục Vy không chỉ là người phản kháng với chính quyền độc tài mà là nhà bất đồng chính kiến có chính kiến rõ rệt. 

Hãy nghe HTV bàn về đặc trưng của Xã hội Dân chủ: 

“Tuy nhắc đến những giá trị dân chủ tự do, chúng ta không trực tiếp đưa ra những tuyên ngôn cho tinh thần đạo đức nhưng kỳ thực chúng ta đang cổ vũ cho một xã hội nơi đạo đức được trọng vọng. Thật lạ đời rằng trong một chế độ dân chủ tự do, nơi người ta không chính thức đưa đạo đức lên như một giá trị của thể chế, nơi người ta chỉ dành nhiều thời gian và công sức để đề cao và bảo vệ nền pháp trị thì đạo đức lại được phát huy. Bởi xét cho cùng những giá trị như công bằng, tự do, tự thân chúng lại là một vấn đề đạo đức. Không có kẻ vô đạo đức nào yêu chuộng công bằng, tự do. Bởi vậy, không ngoa chút nào khi ta nói xã hội dân chủ được đặc trưng bởi đạo đức (2). 

Xã hội dân chủ được đặc trưng bởi đạo đức. Những người đấu tranh cho dân chủ càng cần phải có đạo đức. Thật xấu hổ khi thấy nhiều “nhà dân chủ” xỉa xói nhau bằng lời lẽ rất thiếu văn hóa. Càng đau lòng hơn khi không biết vì lý do gì mà họ sử dụng cả những thủ đoạn bịa đặt, xuyên tạc, vu khống... để bôi bẩn, phỉ báng, triệt hạ nhau! 

Từ bình diện đạo đức HTV lý giải khả năng chuyển hóa của Miến Điện so với Việt Nam: 

“Ở Miến Điện, văn hóa, đạo đức và tôn giáo vẫn giữ được giá trị nội tại, đời sống văn hóa tinh thần của người dân vẫn nhân văn và thuần phác. Một nền luân lý Phật giáo đúng nghĩa đứng ở vị trí trung tâm trong đời sống tinh thần của họ. Như những nhà báo quốc tế ghi nhận thì, người dân Miến tuy sống nghèo khổ nhưng rất hiền lành, đa số họ thiền định mỗi ngày. Nghèo khổ và lạc hậu ở họ không đồng nghĩa với sự hèn nhát và sự xuống dốc về văn hóa và đạo đức. Chính vì giữ được sức mạnh tinh thần ấy, chính vì đứng trên cái trụ văn hóa nhân bản, trong đói khổ, đàn áp và sợ hãi, người dân Miến không ngừng phản kháng, đòi tự do, dân chủ. 

Trái lại, dưới chế độ cộng sản Việt Nam, văn hóa, đạo đức và các truyền thống tôn giáo tốt đẹp đã gần như bị hủy hoại tận gốc rễ. Một xã hội hiện đại nửa mùa, một nền văn hóa mới theo kiểu Tây phương chưa xây dựng được (mà chỉ bắt chước người ta những thói xấu), còn cội nguồn văn hóa truyền thống thì đã biến thái thành những thứ quái dị. Những nhân đức hiền lành, chất phác, lòng yêu nước thiết tha biến thành những mánh mung, lừa đảo, vị kỷ. Một tôn giáo truyền thống từng góp phần to lớn xây dựng nên khí chất Việt Nam, bây giờ đã trở thành một thứ mê tín dị đoan. Đã mấy mươi năm sống dưới một chế độ độc tài hủy diệt văn hóa, bóp méo ý chí lành mạnh và làm thui chột năng lực tinh thần thì lúc đói khổ chúng ta chỉ lo miếng cơm, lúc sung túc chúng ta chỉ lo hưởng thụ. Mất cái gốc tinh thần (văn hóa, luân lý) chúng ta đang lâm vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về ý chí và nhân cách. Cái gốc của mọi hành động là tinh thần, ý chí yếu đuối, tinh thần bạc nhược, thì chẳng thể làm những việc lớn lao (nếu không có những điều kiện đột biến làm đòn bẩy) (3). 

Ở một khía cạnh khác HTV lý giải về phẩm chất của chính quyền: 

“Ở mức độ nghiêm trọng hơn, các chế độ độc tài được hình thành từ những vụ “cướp chính quyền” như kiểu cách mà những người Cộng sản Việt Nam đã làm để lên nắm quyền, càng không nhìn nhận vai trò của sự trao quyền này bởi cái tâm thức rằng: chính quyền là do họ cướp được chứ không phải do người dân giao phó cho. Có thể đối với những kẻ độc tài dạng này, sự trao quyền trọng đại trong các chế độ dân chủ chỉ mang lại cho họ một cảm quan hài hước, thậm chí là đáng khinh bỉ. Ở đây, quyền lực chính trị chỉ như một hòn ngọc mà họ đã cướp được sau cuộc hạ sát kẻ sở hữu trước đây của nó” (4). 

“Vì thế khi đã nắm được quyền lực trong tay, những kẻ chuyên quyền sẽ sử dụng quyền lực và các nguồn lực Quốc gia như thứ tài sản riêng, bất chấp lợi ích của đại đa số người dân và vận mệnh của cả dân tộc. Chúng ta đang ở Việt Nam và có đủ cơ hội để trải nghiệm điều này” (4). 

... Và về giới trung lưu: 

“... Giới trung lưu và cả lớp người có triển vọng bước vào giới trung lưu là những người có học thức và tài sản đã hình thành, lớn mạnh chính nhờ xuất thân gia đình có liên quan đến chế độ hoặc nhờ sự nương tựa vào giới cầm quyền cộng sản. Lớp người này theo sự phát triển của nền kinh tế, giáo dục- xã hội trong hai thập niên qua đang ngày càng gia tăng. Cuộc sống hiện tại và triển vọng tương lai của họ nương theo sự phát triển và “ổn định” của cái thể chế độc tài hiện tại. Vì thế khó tìm được lý do thích đáng và đủ mạnh để họ từ bỏ quyền lợi kinh tế mà dấn thân đòi hỏi tự do chính trị. Đây là kiểu hình thành tầng lớp trung lưu chỉ có ở Việt Nam và Trung Quốc – nơi mà một nền kinh tế dần được cởi mở kết hợp với nền chính trị độc tài, trái ngược hẳn với ví dụ trên về nước Anh. Nền kinh tế còn tiếp tục phát triển, người ta còn tiếp tục im lặng và do đó chế độ độc tài còn có thể trông cậy vào sự hợp tác của họ để tiếp tục nắm quyền. Nhiều chuyên gia trên thế giới vào cuối thế kỷ trước đã hi vọng rằng những cải cách kinh tế sẽ dẫn dắt thay đổi chính trị ở Trung Quốc và Việt Nam. Nhưng chúng ta đang nhận được một kết quả ngược lại. Bởi vì, bản chất của giới trung lưu tư bản xuất hiện trong lòng chế độ phong kiến phương Tây khác hẳn giới trung lưu được sinh ra từ “nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” (5). 

Cũng từ bình diện đạo đức, HTV ca ngợi sự nghiệp “can thiệp nội bộ” của Hoa Kỳ và các nước Phương Tây để giải phóng người dân khỏi các chế độ độc tài: 

“… ngày 19 tháng 3 vừa qua, Liên quân dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ đã tấn công chế độ độc tài Gaddafi giải cứu dân quân nổi dậy ở Libya đang đứng trước nguy cơ một cuộc thảm sát. Vậy là sau những hoài nghi và thất vọng, chúng ta đã có thể khẳng định nhân loại trong thế kỷ 21 này thực sự văn minh, thực sự đã sống và hành xử với nhau trong tinh thần trách nhiệm quốc tế, trong giá trị nhân bản đề cao con người. Sự can thiệp của cộng đồng quốc tế vào Libya đánh dấu một kỷ nguyên mới của nhân loại-kỷ nguyên của lương tri và trách nhiệm. Cộng đồng Thế giới, nhất là Hoa Kỳ và các nước phương Tây đã can đảm vượt qua sự ù lì, vô cảm vì quyền lợi quốc gia. Họ đã đại diện cho Thế giới văn minh đi tiên phong trong việc bảo vệ công lý, bảo vệ nhân loại khỏi sự đàn áp của các chế độ độc tài. Lịch sử của nhân loại sẽ ghi nhận nghĩa cử cao đẹp này của họ như một đóng góp lớn trong việc bảo vệ Hòa bình, Tự do và Dân chủ cho cả Thế giới” (6). 

Rồi, bằng lý lẽ thuyết phục HTV đã biện minh cho những khuyết tật thuộc về nhân loại của xã hội Hoa Kỳ: 

“Các nhà lãnh đạo và giới tư bản Hoa Kỳ không hề câu kết nhau tước đoạt quyền tư hữu, không sung công tài sản của người dân Mỹ, không lấy hết đất đai, trâu bò của họ để thành lập hợp tác xã trá hình, không lấy hết ruộng vườn của họ rồi đền bù với giá rẻ mạt, không gom tất cả tài sản quốc gia lại để ăn chia nhau. Vì hệ thống chính trị dân chủ, pháp trị không cho họ cái quyền làm như thế. Cái lỗi của họ là cái lỗi chung của nhân loại - đó là sự tham lam. Họ tham lam, họ dùng tiền để tác động tới chính quyền nhằm trục lợi làm cho kinh tế khủng hoảng và làm cho đời sống người dân trở nên khó khăn. Phản đối sự tham lam của giới tài phiệt và sự hoạt động kém hiểu quả, cũng như thái độ không chú trọng quyền lợi người dân thường của chính phú là một động thái cần thiết. Nhưng người ta nên phản kháng với nhận thức rằng bất cứ định chế chính trị hay kinh tế nào của nhân loại cũng tồn tại khiếm khuyết và có xu hướng tha hóa. Chúng ta không thể có được cái hoàn hảo nhưng chúng ta có thể có được một cơ chế khắc phục sai lầm hiệu quả” (7). 

Và, những biện minh mang tầm triết lý sau đây của HTV hẳn đủ khả năng đánh bại những luận điểm tuyên truyền lập lờ đánh lộn trắng đen: 

“Mùa Xuân Ả Rập” là động thái giết chết một con bệnh ung thư, còn “Chiếm phố Wall” là cách người ta cảnh báo và chữa trị cho một người mắc bệnh thông thường. Cũng cần phải nhận thức rõ rằng trên thế giới này không có kẻ không có bệnh mà chỉ có những kẻ hết thuốc chữa. Thật vậy, con người trở nên cao quý không phải vì anh ta hoàn hảo mà vì anh ta biết đổi mới và đứng lên mạnh mẽ hơn từ những sai lầm. Và để tránh những ngụy biện không cần thiết cho điều này ở những trường hợp khác, tôi muốn nói thêm rằng: Có một sự khác biệt cơ bản giữa sự thối nát hệ thống và sự sai lầm cục bộ (7). 

Chào đời sau năm 1975, được hưởng hòa bình, được hun đúc trong hệ thống giáo dục XHCN, được khống chế bởi cả một hệ thống tuyên truyền đồ sộ với trên 700 tờ báo, nhẽ ra nếu không thực lòng biết ơn Đảng thì HTV cũng không thể nào không thần phục công trạng của Đảng, nhưng, tự chiêm nghiệm thực tế khách quan, HTV đã có nhận thức riêng không dễ gì bác bỏ: 

“... sự nghiệp giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước” đã không khiến Việt Nam trở nên hùng mạnh hơn, dân tộc ta trở nên kiêu hãnh hơn; mà đơn giản chỉ là biến một miền Nam trước “giải phóng” hơn hẳn Hàn Quốc, sau gần bốn mươi năm thống nhất, cùng với cả nước lẹt đẹt chạy theo sau cả Thái Lan. Nếu ta lấy cứu cánh là sự phồn thịnh của quốc gia, là an sinh hạnh phúc, là tự do nhân phẩm của mỗi một người dân làm chuẩn thì liệu sự thống nhất ấy có nghĩa lý gì?” (8) 

“Đó là khi vấn đề được đặt dưới lăng kính lý luận. Còn thực tế thì mọi sự đã quá rõ ràng. Cái mà người ta gọi là “kháng chiến chống Mỹ cứu nước” ấy thực chất chỉ là để giúp Trung Quốc “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”. Hay như Lê Duẩn từng nói: “ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước XHCN, cho cả nhân loại”. Nói cho rõ ra, đó là cuộc chiến giúp cho chủ nghĩa Cộng sản bành trướng xuống Đông Nam Á theo tinh thần Quốc tế Cộng sản bất chấp tinh thần dân tộc, là giúp cho Trung Cộng dễ dàng Hán hóa một Việt Nam suy yếu sau cuộc chiến tương tàn khốc liệt” (8). 

“Đã ba mươi bảy năm trôi qua kể từ ngày “giải phóng”, giải phóng miền Nam khỏi mối quan hệ đồng minh với Mỹ để trở thành chư hầu hèn mọn của Trung Cộng” (8). 

Trở thành chư hầu hèn mọn thông qua Tuyên bố của ông Nguyễn Phú Trọng giao kết xả thân vì “tầm cao chiến lược” của ông Hồ Cẩm Đào; trở thành chư hầu hèn mọn thông qua tiếng xưng hô “Đồng chí”: 

“Dễ gì gọi nhau bằng hai tiếng “Đồng chí”! “Đồng chí là những người có cùng giá trị, quyền lợi, lý tưởng, mục tiêu, hoài bão... Phải chăng những người Cộng sản Việt Nam có cùng lý tưởng, mục tiêu, hoài bão, chia sẻ cùng một quyền lợi, giá trị với Trung Cộng?! 

Nguyên nhân duy nhất và khả dĩ nhất để một Nhà nước tồn tại là để quản lý, phát triển xã hội, bảo vệ quyền lợi đất nước và người dân, phát huy các giá trị của dân tộc... Nếu chính quyền cộng sản Việt Nam không cùng chia sẻ quyền lợi và giá trị với dân tộc Việt Nam mà chia sẻ quyền lợi với ngoại bang thì có lý do nào để họ tiếp tục tồn tại?!” (9) 

Trên cơ sở nhận thức rằng “chính quyền cộng sản Việt Nam không cùng chia sẻ quyền lợi và giá trị với dân tộc Việt Nam mà chia sẻ quyền lợi với ngoại bang” HTV trở nên thật sự quyết liệt: 

“Những nhà đấu tranh cho dân chủ Việt Nam trong và ngoài nước hiện nay đang cổ vũ cho phương pháp đấu tranh bất bạo động. Phải công nhận rằng đây là một phương pháp đấu tranh nhân bản. Ngày trước, Marx đã cổ vũ cho “bạo lực cách mạng” trong những thể chế mà ta có thể đạt được sự thay đổi và giải quyết mâu thuẫn xã hội một cách ôn hòa bằng đấu tranh bất bạo động thông qua các tổ chức dân sự hoặc các phong trào quần chúng. Đó chính là một sai lầm to lớn của ông. Ngày nay, người dân Việt Nam đang sống dưới một chế độ độc tài, không có xã hội dân sự theo đúng nghĩa, thì chúng ta lại cổ xúy cho đấu tranh bất bạo động (tôi không muốn nói chúng ta phải đấu tranh bạo động) thì tôi cảm thấy ở đây rõ ràng có một trục trặc rất lớn” (10). 

Đọc những dòng này, tôi cũng sửng sờ như đọc câu thơ mới đây của Trần Khải Thanh Thủy: “Không đổ máu đâu còn là Tổ quốc”. 

Mới ngày nào HTV “dịu dàng” thế này kia mà: 

“Những ai có lương tâm và trách nhiệm đối với đất nước thì đều mong muốn cuộc cách mạng Hoa Lài tại Việt Nam sẽ diễn ra một cách ôn hòa và triệt để, sẽ không có máu của bất cứ ai phải đổ xuống trong những giờ phút hấp hối của chế độ, để xã hội Việt Nam không phải bị tàn phá, lòng người dân Việt Nam không phải bị tổn thương, để con cháu chúng ta thanh thản và trong sáng, vui vẻ sống bên nhau như những người bạn, những người đồng bào ruột thịt. Không ai muốn tội ác làm hoen ô thế hệ trẻ Việt Nam. Đất nước Việt Nam đang âm thầm kiên nhẫn tích trụ năng lượng cho một mùa hoa nở rộ… giống như cây mai đang tích tụ những dòng nhựa sống, những dinh dưỡng cần thiết trong cả một năm để chờ đến mùa xuân, dâng cho đời những đóa hoa thơm ngát và rực rỡ” (11). 

Tôi nhớ nhà văn Lê Diễn Đức đã từng nhận xét Huỳnh Thục Vy là “một cô gái trẻ mà hiểu biết rộng, thông minh, có nhân cách trong sáng, can đảm, mãnh liệt nhưng rất ôn hòa trong các bài viết xuất sắc về các giá trị dân chủ, quyền công dân hay xã hội dân sự, được sự mến mộ và cảm phục của đông đảo người Việt trên khắp thế giới... ” (12) 

Nhưng, phải chăng vì bọn giặc phương bắc không chỉ như ký sinh trùng xâm nhập nhan nhản trong lục phủ ngũ tạng ta mà đã ngang nhiên cướp đảo, cướp biển của ta rồi nên những suy tư cho tổ quốc của cô gái trẻ xinh đẹp này đã bừng bừng cháy lên. Và, tôi càng thêm quý mến, trân trọng. 

Tôi mong độc giả chuyển giúp bài viết này đến các nhà lãnh đạo và lưu ý họ đọc, nhằm: (1) Cải tạo nhận thức cho họ; (2) Nhắc họ chớ nên giở trò tàn bạo với những con người xuất chúng như thế này bởi vì chính kiến của người ta, tư tưởng của người ta chắc chắn đã được quảng đại tiếp nhận, được khắc vào lịch sử. Những phiên tòa quấy quá, những bản án lếu láo chỉ như bàn tay quều quào trước mặt trời. Những hôn quân hôn muội sẽ bị nhân dân nguyền rủa trong khi chính những người như cô gái xứ Quảng này sẽ càng được tôn vinh. 

Hà Nội 16 tháng 8 năm 2012 

Số nhà 6 – Tập thể Địa Vật lý Máy bay 
Trung Văn – Từ Liêm – Hà Nội 
Điện thoại: (04) 35 534 370