Danh sách Blog của Tôi

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

Phân loại và phối hợp kháng sinh hiệu quả


Kháng sinh còn được gọi là Trụ sinh là những chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu. Nó có tác dụng lên vi khuẩn ở cấp độ phân tử, thường là một vị trí quan trọng của vi khuẩn hay một phản ứng trong quá trình phát triển của vi khuẩn.
Phân loại và phối hợp kháng sinh hiệu quả

I.         PHÂN LOẠI VÀ NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG KHÁNG SINH

1.   Phân loại
Nhóm kìm khuẩnNhóm sát khuẩn
Tetracyclin         
      Tetracyclin  
      Oxytetracyclin
      Chlotetracyclin
      Doxycyclin

Macrolid
      Erythromycin
      Spiramycin
      Tylosin
      Tiamulin
      Josamycin

Lincomycin
Phenicol
      Chloramphenicol
      Thiamphenicol
      Florfenicol

Sulfamid
Diaminopyrimidin

      Trimethoprim
      Diaveridin
      Ormethoprim
      Pyrimethamin
Beta Lactams
      Penicillin
      Ampicillin
      Amoxcillin
      Cephalosporin

Aminosid
      Streptomycin
      Gentamycin
      Kanamycin
      Neomycin
      Spectinomycin

Quinolon
      Flumequin
      Norfloxacin
      Enrofloxacin
      Ciprofloxacin
      Marbofloxacin

Polypeptid
      Colistin
      Bacitracin
      Polymycin
 2. Nguyên tắc sử dụng kháng sinh:
      Nhanh: để tránh phát tán mầm bệnh.
      Mạnh: bắt đầu bằng liều có hiệu lực (tương đối cao), và tiếp theo là liều duy trì (thấp hơn).
      Lâu: đảm bảo duy trì nồng độ kháng sinh có hiệu lực trong 5 ngày.

3. Cách sử dụng kháng sinh hiệu quả:
      Để có cơ sở chọn loại kháng sinh thích hợp, ta nên dựa vào:
      - Kết quả chẩn đoán bệnh.
      -Tính nhạy cảm của một hay nhiều vi khuẩn gây bệnh đối với một kháng sinh (dựa vào kháng sinh đồ hoặc những hiểu biết về thống kê dịch tễ).
      - Khả năng đi tới ổ bệnh của kháng sinh (dựa vào hiểu biết về tác động dược lý).
      - Cơ địa của thú (có mang, bệnh gan, thận, thú non).

 II. SỰ PHỐI HỢP KHÁNG SINH
1. Mục đích:

  •       Kháng sinh được phối hợp nhau trong các trường hợp:
  •       Mở rộng phổ kháng khuẩn
  •       Điều trị mà chưa xác định được khuẩn gây bệnh.
  •       Cho những trường hợp nhiễm trùng kết hợp.
  •       Cần tác động hiệp lực
  •       Bệnh nặng cần phải điều trị ngay không phải chờ kết quả xét nghiệm.
  •       Hạn chế sự đề kháng
  •       Đối với kháng sinh tạo đề kháng nhanh.
2. Các nguyên tắc phối hợp kháng sinh                 

    



Các thuốc kháng sinh nhóm macrolid rất phổ biến trong điều trị chống nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, do tình trạng lạm dụng và tùy tiện trong điều trị đã khiến cho nhiều thuốc trong nhóm này trở nên kém tác dụng hơn trước.
Vì sao phải lựa chọn kháng sinh?
Một nguyên tắc trong sử dụng thuốc kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn là cần phải làm kháng sinh đồ để chọn thuốc đặc hiệu đối với từng loại vi khuẩn. Tuy nhiên, làm kháng sinh đồ mất khá nhiều thời gian trong khi bệnh nhân cần dùng thuốc ngay. Vì vậy, việc sử dụng một số loại thuốc kháng sinh hiện nay thường được các thầy thuốc căn cứ vào tình trạng lâm sàng của bệnh nhân để chọn loại thuốc điều trị. Để chọn được loại thuốc thích hợp, thầy thuốc trước khi kê đơn cần định hướng mầm bệnh theo vị trí nhiễm khuẩn. Một số loại vi khuẩn thường gặp gây bệnh ở những vị trí khu trú trên cơ thể. Kết hợp với phổ kháng khuẩn của loại thuốc đó, bác sĩ điều trị cho bệnh nhân dùng thuốc sao cho đảm bảo 4 yếu tố: hiệu quả, an toàn, hợp lý và kinh tế. Các macrolid là kháng sinh dùng đường uống để đưa thuốc vào cơ thể nên rất hay được kê đơn và điều trị tại nhà. Vì vậy, cần phải cân nhắc và chọn thuốc sao cho hiệu quả điều trị tốt nhất mà đảm bảo yếu tố kinh tế trong dùng thuốc.
Cần lưu ý rằng, phổ kháng sinh trong các tài liệu hoặc đơn thuốc chỉ để tham khảo vì độ nhạy cảm của vi khuẩn còn phụ thuộc từng địa phương. Do đó trong nhiều trường hợp, việc dùng thuốc kháng sinh có thể chọn lựa bởi các nhóm khác nhau mà vẫn có cùng kết quả điều trị. Chẳng hạn đối với một nhiễm khuẩn hô hấp dưới mắc phải ở cộng đồng có thể lựa chọn một thuốc thuộc nhóm macrolid  có giá tiền rẻ thay vì một thuốc rất đắt tiền mà hiệu quả điều trị của hai loại thuốc này là tương đương như nhau. Vì thế, nếu dùng zithromax hoặc spiramycin đều cho kết quả khỏi bệnh thì nên chọn loại thuốc rẻ tiền hơn để đảm bảo tính kinh tế trong việc dùng thuốc. Hai loại thuốc kháng sinh đường uống này hiện nay đang được sử dụng tại nhiều bệnh viện với chỉ định đôi khi giống nhau.
Các kháng sinh nhóm macrolid dùng đường uống rất thông dụng để điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp (viêm phổi, viêm phế quản, viêm amidan...), nhiễm trùng da, mô mềm... Gần đây, tình trạng lạm dụng thuốc và dùng thuốc không đúng cách như uống không đủ liều, không đủ thời gian... đã làm thuốc này ít nhiều bị một số loại vi khuẩn kháng lại. Tuy nhiên, đây vẫn là loại thuốc kháng sinh tốt được lựa chọn để điều trị các nhiễm khuẩn nhạy cảm như nhiễm trùng tai, mũi, họng, viêm phế quản, viêm xoang,  bệnh AIDS, bệnh dạ dày...

Một số macrolid hay dùng
- Spiramycin là một kháng sinh nhóm macrolid thông dụng hiện nay. Khi dùng đường uống, thuốc này phân bố tốt trong các tổ chức, đặc biệt là xương và dịch phế quản. Trong trường hợp một số loại vi khuẩn đã kháng lại các kháng sinh nhóm cefalosporin thì các thuốc được lựa chọn là kháng sinh nhóm macrolid, như  erythromycin hoặc spiramycin.
Spiramycin không độc đối với gan, chịu được môi trường acid. Trên thị trường có loại biệt dược rodogyl (hoặc dorogyl)  là thuốc để điều trị các nhiễm khuẩn kỵ khí và nhiễm khuẩn răng miệng, dạ dày... trong viên thuốc gồm có metronidazol phối hợp với spiramycin.
Từ erythromycin, khi thay đổi các nhóm thế người ta tạo ra được một loạt các kháng sinh bán tổng hợp bền vững trong môi trường acid, nâng cao sinh khả dụng và mở rộng phổ tác dụng lên vi khuẩn như roxithromycin, clarythromycin hiện nay được sử dụng rất nhiều trong các nhiễm khuẩn nhạy cảm. Đặc biệt, nó còn được sử dụng trong các phác đồ phối hợp với thuốc khác để điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng do nhiễm khuẩn Helycobacter Pylori. Ngoài ra, thuốc còn được dùng điều trị cho bệnh nhân AIDS.
- Azithromycin có phổ tác dụng rộng hơn và thời gian bán thải (T 1/2) rất dài, trên 70 giờ nên chỉ cần dùng một số lần uống thuốc rất ít cho cả đợt điều trị.
- Ngoài ra, nhóm macrolid chứa 16 cacbon còn có josamycin và midecamycin đều là các thuốc có phổ tác dụng tương đối rộng và so với các thuốc kể trên thì rất ít bị tương tác với các thuốc cùng sử dụng. Tuy nhiên đây cũng là các thuốc nhập ngoại có giá khá đắt, chỉ sử dụng khi thật cần thiết.
Hiện nay có tâm lý thích sử dụng các macrolid thay cho một số thuốc uống nhóm betalactam vì các biệt dược của macrolid thường có giá bán cao hơn các thuốc như amoxycilin, cephalexin. Tuy nhiên, lựa chọn kháng sinh để sử dụng có hiệu quả và hợp lý cần căn cứ vào độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với từng loại thuốc chứ không phải là giá tiền của loại thuốc đó.
Nguồn: Sức khỏe và Đời sống

Thuốc cần phải sử dụng an toàn và hiệu quả. Riêng với kháng sinh là thuốc trị bệnh nhiễm khuẩn cần phải đặc biệt lưu ý vì nếu sử dụng kháng sinh không hợp lý sẽ đưa đến tác hại rất lớn.
Thứ nhất chính thuốc kháng sinh sẽ gây tai biến cho cơ thể ta như dị ứng, nhiễm độc các cơ quan, loạn khuẩn đường ruột làm tiêu chảy đôi khi rất trầm trọng. Tác hại thứ hai nghiêm trong hơn nhiều là nếu sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi sẽ gây hiện tượng vi khuẩn đề kháng lại kháng sinh.
Hiện nay các nhà y học rất lo lắng vì thuốc kháng sinh trước đây tỏ ra rất hiệu quả trong điều trị thì nay đã bị nhiều loại vi khuẩn đề kháng. 7 nguyên tắc sau đây cần lưu ý khi sử dụng kháng sinh:
  1. 1.Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn.
  2. 2.Phải chọn đúng loại kháng sinh Nếu chọn dùng kháng sinh không đúng loại bệnh thuốc sẽ không có hiệu quả
  3. 3.Phải có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh, đặc biệt đối với các phụ nữ có thai, người già, người bị suy gan, suy thận.
  4. 4.Phải dùng kháng sinh đúng liều đúng cách.
  5. 5.Phải dùng kháng sinh đủ thời gian. Tùy theo loại bệnh và tình trạng bệnh thời gian dùng kháng sinh có khi dài khi ngắn nhưng thông thường là không dưới 5 ngày.
  6. 6.Chỉ phối hợp nhiều loại kháng sinh khi thật cần thiết
  7. 7.Phòng ngừa bằng thuốc kháng sinh phải thật hợp lý. Chỉ có những trường hợp đặc biệt thầy thuốc mới cho dùng thuốc kháng sinh gọi là phòng ngừa. Thí dụ, dùng kháng sinh phòng ngừa trong phẫu thuật do nguy cơ nhiễm khuẩn hậu phẫu. Hoặc người bị viêm nội mạc tim đã chữa khỏi vẫn phải dùng kháng sinh để ngừa tái nhiễm.
Sử dụng kháng sinh cập nhật 2010
I. Kháng sinh phổ rộng:
Những kháng sinh này thường được chỉ định điều trị trong những trường hợp nhiễm khuẩn có khả năng đe dọa tính mạng và chưa có kết quả kháng sinh đồ.
Kháng sinh này bao gồm: cephalosporins thế hệ thứ hai hoặc thứ baimipenem, nhóm beta-lactam, không kể đến nhóm fluoroquinolones thế hệ mới và chloramphenicol. Ở Mỹ, chloramphenicol được cân nhắc là thuốc thay thế trong những trường hợp đề kháng penicillins hoặc dị ứng penicillins ở những bệnh nhân viêm màng não.
Một vài thuốc thuộc nhóm fluoroquinolones thế hệ mới được giới thiệu là kháng sinh phổ rộng có tác dụng mạnh. Moxifloxacin và gatifloxacin đã được giới thiệu và được FDA chấp nhận trong chỉ định điều trị trên bệnh nhân nội trú và những chỉ định khác như: viêm phế quản mãn tính, nhiễm khuẩn bệnh viện, viêm phổi cộng đồng mắc phải, nhiễm trùng chân do bệnh tiểu đường, viêm tủy xương, nhiễm trùng đường tiểu không biến chứng.
Những thuốc thuộc thế hệ mới này có sự khác biệt đối với thế hệ cũ vì có tác động trên vi khuẩn gram + (ví dụ vi khuẩn kháng penicillin Streptococcus pneumoniae và Staphylococcus aureus); vi khuẩn gram -, vi khuẩn kỵ khí. Trong hầu hết điều kiện, những thuốc này đạt nồng độ trong huyết tương tương đương khi sử dụng đường tiêm và đường uống liều đơn mỗi ngày.
Kháng sinh phổ rộng không nên sử dụng theo kinh nghiệm và bừa bãi trong các loại nhiễm khuẩn. Có nhiều cuộc tranh luận về việc sử dụng kháng sinh phổ rộng làm gia tăng tỷ lệ đề kháng thuốc. Thói quen sử dụng kháng sinh phổ rộng trong những trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ có ý nghĩa làm tăng thêm tỷ lệ nhiễm khuẩn và tỷ lệ vi khuẩn đề kháng và gây khó khăn cho việc điều trị. Theo nguồn của CDC, việc sử dụng bừa bãi kháng sinh phổ rộng hiện nay làm tăng nguy cơ gấp 2 lần khả năng nguy cơ nhiễm vi khuẩn đề kháng.
Vi khuẩn đề kháng với nhóm fluoroquinolones qua trung gian plasmid nên có thể đề kháng với hầu hết các nhóm còn lại. Vì những lý do này, kháng sinh nhóm fluoroquinolon phổ rộng thế hệ mới nên được để dành là thuốc lựa chọn trong những trường hợp những kháng sinh phổ rộng truyền thống bị chống chỉ định hay thất bại trong điều trị.
Một số bệnh viện hiện nay đưa ra những quy định về việc sử dụng những kháng sinh như vancomycin, ceftriaxonevà imipenem cho những trường hợp đặc biệt. Điều này góp phần bảo vệ người bệnh tránh 2 lần nguy cơ nhiễm vi khuẩn đề kháng, và cũng giảm tỷ lệ đề kháng nhiều thuốc ở cộng đồng. Và hiện tại nhiều loại thuốc đã bị các vi khuẩn như S.aureus, Enterococcus, Pseudomonas aeruginosa, virút sốt rét, lao phổi… đề kháng, là những ví dụ về hậu quả của việc sử dụng bừa bãi kháng sinh điều trị.
II. Kháng sinh nhóm Cephalosporin
Khi nghi ngờ, thì cephalosporin thế hệ thứ hai và thứ ba là sự lựa chọn tốt cho hầu hết những loại nhiễm khuẩn. Phổ kháng khuẩn phần lớn tương tự giữa các thuốc trong nhóm này bao gồm: gram +, gram - và vi khuẩn kỵ khí. Sự khác biệt về phổ kháng khuẩn chủ yếu là liên quan Pseudomonas aeruginosa. Ví dụ về các thuốc thuộc nhóm này bao gồm cefmetazole, cefuroxim, cefoxitin, cefotetan, và cefamandole.
Bảng tóm tắt các loại kháng sinh cephalosporin phân chia theo thế hệ
Thế hệ I
Thế hệ II
Thế hệ III
Thế hệ IV
-          Cefadroxil
-          Cefazolin
-          Cephalexin

-          Cefaclor
-          Cefuroxime

-          Cefoperazone
-          Cefotaxime
-          Ceftazidime
-          Ceftriazone
-          Cefepim
  
III. Kháng sinh điều trị vi khuẩn kỵ khí
Kháng sinh có tác dụng tốt trên vi khuẩn kỵ khí bao gồm: metronidazole (250 mg PO, 500 mg IV), clindamycin IV, và amoxicillin/clavulanate PO; ampicillin/sulbactam 3 g, piperacillin/tazobactam (Tazocin 4.5g).
Trong những trường hợp phẫu thuật và mổ phụ khoa có rạch bụng, nên chỉ định metronidazol vì đây là thuốc duy nhất có thể có tác dụng với Bacteroides fragilis, vi khuẩn ruột kết thường gặp.
Mặc dù thực tế hầu hết các kháng sinh có thể liên quan với viêm đại tràng do Clostridium difficile, riêng clindamycin có những bằng chứng có khả năng gây ra những tác dụng phụ nặng có thể gây tử vong. Vì lý do này, metronidazole là thuốc được lựa chọn ưu tiên trong những trường hợp nhiễm vi khuẩn kỵ khí.
IV. Kháng sinh điều trị Pseudomonas Aeruginosa
Nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn do Pseudomonas, việc tăng liều được cân nhắc.
Kháng sinh có tác dụng chống lại P.aeruginosa bao gồm ceftazidime, ticarcillin, aminoglycoside, imipenem(Bacque®), meropenem (Meronem®), levofloxacin (Levofresh®), và ciprofloxacin (Ciprinol®).
Việc phối hợp kháng sinh điều trị nên chọn 2 kháng sinh thuộc 2 nhóm khác nhau. Ví dụ, sự kết hợp của ticarcillin và tobramycin là thích hợp, trong khi sự kết hợp của ceftazidime và imipenem là không hợp lý.
Piperacillin / tazobactam (Tazocin®) không được lựa chọn điều trị nhiễm khuẩn Pseudomonas, ngoại trừ khi được sử dụng ở liều cao hơn bình thường và kết hợp với một aminoglycoside. Tử vong đã được báo cáo từ các bệnh nhiễm khuẩn pseudomonas khi sử dụng theo liều đề nghị của nhà sản xuất thuốc này, ngay cả khi kết hợp với một thuốc thứ hai.
V. Kháng sinh điều trị cầu khuẩn Gram +
Một vài loài cầu khuẩn gram + đề kháng đang được chú ý đặc biệt; do vậy, sự chỉ định kháng sinh điều trị ban đầu không chính xác có thể gây tử vong nhanh cho bệnh nhân. Một số báo cáo gần đây cho thấy sự gia tăng tỷ lệ MRSA (Staphylococcus aureus đề kháng methicillin) mắc phải cộng đồng.
Vancomycin (2 g) nên được chỉ định đầu tiên cho bất kỳ trường hợp nghi ngờ nhiễm khuẩn nặng, bao gồm: viêm màng trong tim, viêm màng não…
Trong một vài trường hợp nhiễm khuẩn nặng, những thuốc mới hơn có thể dùng thay thế vancomycin. Những trường hợp này là những bệnh nhân đã từng nằm viện trong 24 tháng trước đây, có đến bệnh viện điều trị trong 12 tháng trước đây hoặc có sử dụng kháng sinh trong vòng 12 tháng trước đây, đã từng thâm phân máu, bệnh mãn tính, có sử dụng thuốc đường tĩnh mạch, hoặc có tiếp xúc gần với người nhiễm MRSA. Trong những trường hợp như vậy, nên chỉ định linezolid 600 mg hoặc daptomycin 500 mg thay cho vancomycin.
Nếu bệnh nhân không có yếu tố nguy cơ nhiễm vi khuẩn MRSA, có thể chỉ định những kháng sinh trước đây có hiệu quả với S.aureus. Những kháng sinh này bao gồm: nafcillin, trimethoprim/sulfamethoxazole (Cotrim) và clindamycin.
Tuy nhiên, nếu xác định nhiễm MRSA, việc điều trị với vancomycin hoặc những thuốc thế hệ mới nên được tiếp tục cho đến khi kháng sinh đồ cho thấy MRSA vẫn còn nhạy với những kháng sinh này.
Những nhiễm khuẩn nhỏ với MRSA mắc phải cộng đồng, nên chỉ định những kháng sinh ức chế penicillinase (oxacillin, dicloxacillin), cephalosporins thế hệ thứ 1, trimethoprim/sulfamethoxazole, hoặc tetracyclines.
VI. Kháng sinh điều trị vi khuẩn Gram -
Vi khuẩn gram – có liên quan đến tỷ lệ lây lan và tử vong do có khả năng sản xuất nội độc tố.
Những trường hợp chỉ định điều trị nhiễm khuẩn đe dọa đến tính mạng ở người lớn, việc điều trị vi khuẩn gram – được đề nghị sử dụng phối hợp hai kháng sinh có tác dụng tốt trên vi khuẩn gram-.
Sự lựa chọn tốt là sự phối hợp giữa kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3 hoặc nhóm betalactam phối hợp với nhóm fluoroquinolone hoặc nhóm aminoglycoside. Ví dụ: ceftriaxone và gentamicin, hoặc cefmetazole và ciprofloxacin.
VII. Nhiễm trùng đường tiểu
Liều đơn hoặc liều điều trị 3 ngày của trimethoprim/sulfamethoxazole được đề nghị trong viêm bàng quang. Ở những vùng mà trimethoprim/sulfamethoxazole đề kháng với Escherichia coli hơn 10-20%, thì kháng sinh thay thế là ciprofloxacin. Thời gian điều trị từ 10-14 ngày ở những bệnh nhân nam, trên 65 tuổi, có bệnh tiểu đường, bị tái phát nhiễm trùng tiểu, hoặc có triệu chứng kéo dài hơn 1 tuần.
VIII. Nhiễm khuẩn âm đạo và vùng chậu
Điều trị nhiễm Candida âm đạo với một liều duy nhất fluconazole PO 150 mg.
Nhiễm Trichomoniasis và vi khuẩn âm đạo có thể điều trị với một liều duy nhất metronidazole 2g
Cần phân biệt viêm vùng chậu và viêm cổ tử cung, mặc dù chủng vi khuẩn gây bệnh tương tự nhau. Đối với những bệnh nhân bị viêm vùng chậu ngoại trú không nên chỉ định một liều duy nhất một kháng sinh đường uống mà nên chỉ định ceftriaxone IM + doxycycline 100mg trong 14 ngày.
Nếu như sử dụng kháng sinh nhóm cephalosporin không khả thi thì việc sử dụng kháng sinh nhóm fluoroquinolones (levofloxacin 500 mg PO x1lần/ngày trong 14 ngày hoặc ofloxacin 400 mg PO x 2lần/ngày trong 14 ngày) có hoặc không phối hợp với metronidazol PO 250mg 2 viên x 2lần/ngày trong 14 ngày nên được cân nhắc trong những trường hợp có ít nguy cơ nhiễm lậu cầu. Việc xét nghiệm lậu cầu nên được thực hiện trước khi điều trị, và trong trường hợp xét nghiệm có lậu cầu thì không nên chỉ định kháng sinh nhóm flouroquinolone.
 Những bệnh nhân nghi ngờ viêm cổ tử cung nên được điều trị nhiễm lậu cầu và chlamydia vì hai vi khuẩn này nhiễm đồng thời và hiện diện trong 40% trường hợp. Chỉ định cefixim PO 200mg 2viên + azithromycin PO 1g một liều duy nhất.
Liệu pháp thay thế: azithromycin 2g liều duy nhất có thể điều trị viêm cổ tử cung do lậu cầu và chlamydia, tuy nhiên có thể có tác dụng phụ trên đường tiêu hóa khi sử dụng thuốc này.
Tài liệu tham khảo:
Katherine M Hiller, MD, James Li, MD, Antibiotics - A Review of ED Use, Apr 14, 2010
Đặng Thị Thuận Thảo, Phòng Dược Lâm Sàng, Thông Tin Thuốc – BV Từ Dũ - Sử dụng kháng sinh cập nhật 2010.
Ths.Bs.Huỳnh Hồng Quang- Làm thế nào sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý và hiệu quả?

Tại sao kháng sinh không điều trị được bệnh do virut ?

Ngày đăng:  24/12/2012
 
Lượt xem: 2515
  Virut cũng như vi khuẩn, chúng có khả năng gây bệnh cho người, thậm chí bệnh rất nặng, nguy hiểm đến tính mạng. Để tiêu diệt vi khuẩn từ lâu đã có nhiều loại kháng sinh được sử dụng và đã cứu sống vô vàn người bệnh. Điều đáng tiếc là các loại kháng sinh đã có không thể dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do virut gây ra, vì sao?
Vai trò của kháng sinh với vi khuẩn
Năm 1928, tại Bệnh viện Saint Mary (London), Alexander Fleming phát hiện ra chất kháng sinh diệt khuẩn và đặt tên là penicillin. Loại kháng sinh này được tìm ra từ nấm Penicillium notatum. Sau đó có rất nhiều nhà nghiên cứu về kháng sinh penicillin và đến năm 1943, dự án sản xuất penicillin được Chính phủ Mỹ chấp nhận và từ đây kháng sinh penicillin chính thức ra đời, cứu sống được vô vàn người mắc bệnh nhiễm khuẩn.
Từ penicillin, nhiều nhà nghiên cứu đã tìm tòi ra vô vàn các loại kháng sinh khác nhau và đã xếp chúng thành nhiều nhóm dựa vào cấu tạo và cơ chế tác dụng đối với vi khuẩn.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công về cơ chế tác dụng của thuốc kháng sinh đối với vi khuẩn và qua cơ chế này cũng thể hiện rõ thuốc kháng sinh không có tác dụng gì đối với các loại virut. Về mặt cấu tạo thì vi khuẩn là một tế bào hoàn chỉnh, có khả năng sống riêng biệt và phát triển không phụ thuộc vào tế bào túc chủ. Mỗi thành phần trong cấu trúc tế bào vi khuẩn có cấu tạo thích hợp trở thành “đích tác động” cho kháng sinh nhắm đến, gắn vào và cho tác dụng. Thí dụ như lớp vỏ bao bọc vi khuẩn là “đích tác dụng” của kháng sinh nhóm beta-lactam (gồm các penicillin và các cephalosporin).

Dựa vào đặc tính này người ta nghiên cứu từng loại kháng sinh tác động vào một trong các thành phần của tế bào vi khuẩn làm cho vi khuẩn không phát triển và không tồn tại được (bị hủy diệt). Mỗi một nhóm kháng sinh có tác dụng khác nhau lên vi khuẩn và nhiều loại kháng sinh có tác dụng hiệp đồng. Có 4 cơ chế chính của kháng sinh tác động vào tế bào vi khuẩn, đó là ức chế cấu tạo vách của tế bào vi khuẩn, ức chế nhiệm vụ trao đổi chất của màng tế bào, ức chế sự tổng hợp protein để tạo ra các tế bào mới và ức chế sự tổng hợp acid nucleic của tế bào vi khuẩn.

Ví dụ, kháng sinh penicilin và các loại thuốc cùng họ của nó sẽ tạo thành một lớp bao quanh tế bào không cho việc trao đổi chất giữa môi trường và vi khuẩn xảy ra hoặc với vai trò của tetracylin hay erythromycin thì chúng có tác dụng ngăn cản quá trình tạo ra các protein mới của vi khuẩn. Một số loại kháng sinh khác ngăn cản quá trình sao chép acid nucleic (ADN), một số khác ngăn cản khả năng hấp thụ dưỡng chất và phát triển của vi khuẩn. Do vậy, phần lớn các bệnh gây ra bởi vi khuẩn đều có thể chữa được bằng các loại kháng sinh. Tuy nhiên, nếu sử dụng kháng sinh bừa bãi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn kháng thuốc.
Kháng sinh đối với virut thì như thế nào?
Do cấu tạo virut hoàn toàn khác biệt với tế bào vi khuẩn và nó không phải là một tế bào hoàn chỉnh bởi cấu tạo đơn giản hơn rất nhiều so với tế bào vi khuẩn chỉ là bộ gen (hoặc DNA hoặc RNA) bao quanh là lớp vỏ protein chứa nhiều kháng nguyên, vì vậy được gọi là “phi tế bào”. Do cấu tạo đặc biệt đó nên bắt buộc virut phải sống ký sinh bên trong tế bào túc chủ mà nó xâm nhiễm, bởi vì virut không có hệ thống enzym hoàn chỉnh nên không thể tự tạo ra năng lượng cho mình hoặc tự sinh sôi nảy nở được. Do đó, để tồn tại và phát triển thì virut phải xâm nhập vào trong các tế bào khác (tế bào túc chủ) và “gửi” các vật liệu di truyền của mình.
Khi vào cơ thể, áo protein bị loại bỏ, chỉ hoạt động bởi ARN hoặc ADN của nó, không có cách gì để nhận biết. Hơn nữa, kháng sinh diệt được vi khuẩn vì vi khuẩn ký sinh ngoài tế bào nên kháng sinh có thể diệt nguyên vi khuẩn, còn virut nằm trong vật chất di truyền của tế bào túc chủ cho nên nếu kháng sinh diệt virut thì đồng nghĩa với diệt cả tế bào của túc chủ (người hoặc động vật). Vì vậy, nếu thuốc kháng sinh muốn tấn công virut sẽ phải biết chọn lọc không tấn công vào các bộ phận “tầm gửi” này (tức là không tấn công vào tế bào túc chủ) và đây thực sự là cản trở cực lớn. Hơn thế nữa, virut còn có khả năng nằm ẩn mình vài năm trong tế bào trước khi phát bệnh.
 Thay vì dùng kháng sinh không có tác dụng đối với virut, các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công một số thuốc diệt virut dựa trên cơ sở sự hiểu biết về cấu trúc và cơ chế xâm nhiễm, nhân lên trong tế bào túc chủ của virut. Tuy vậy, virut luôn thay đổi hình dạng và do đó luôn có khả năng kháng lại thuốc, đó là những điều bất lợi cho việc dùng thuốc tiêu diệt chúng.